Trên đường xuôi từ Điện Biên về Hà Nội, anh qua
Sơn La ghé lại, Sơn La anh lên nhiều dưng chả thú mấy, ngoài cái thủy điện Sơn
La thì trước đó nhớ về vùng đất nầy người ta chỉ nhớ Sơn La là vựa ngô của cả
nước, ở đây chỉ ngô là ngô, ngô được trồng khắp nơi có thể.
Từ Điện Biên phải đi qua Pha Đin nổi tiếng, đèo
dài 32km, địa thế rất hiểm trở, chênh vênh. Pha Ðin tiếng địa phương nghĩa là
Trời Ðất. Theo truyền thuyết địa phương, đây là nơi tiếp giáp giữa trời và đất
là ranh giới giữa tỉnh Sơn La và Điện Biên. Xưa kia, vì có sự tranh chấp ranh
giới giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu (cũ), người ta đã giải quyết bằng một
cuộc đua ngựa. Từ hai phía đèo, cùng một lúc ngựa hai bên phi hướng về nhau.
Nơi gặp gỡ sẽ là ranh giới. Ngựa Lai Châu phi nhanh hơn, nên phần đèo thuộc về
Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện Biên) dài hơn phần đèo của Sơn La.
Những ai đã đi qua con đèo Pha đin cũ trước
dững năm 2008 trở về trước thì biết khi trở lại đèo nầy đã mất đi 5 phần hiểm
trở, anh nhớ có chính xác là năm 2008 hay không, dưng dứt khoát đi đèo Pha đin
cũ thích hơn, phê hơn, hùng vĩ hơn, hiểm trở hơn vì cao hơn, đèo mới bây giờ đã
được hạ xuống thấp hơn rất nhiều, được nắn nhiều đoạn và rộng hơn xưa rất
nhiều, cùng với 3 đèo còn lại được xếp vào loại “tứ đại đèo” đó là Ô Quy Hồ từ
Sapa sang Lai Châu, đèo Khau Phạ ở Mù Cang Chải, đèo Mã Pì Lèng từ Đồng Văn qua
Mèo Vạc – Hà Giang, dưng anh không hiểu tiêu chí nào xếp loại tứ đại đèo ở Tây
Bắc, vì tiêu chí nầy dành cho khách du lịch, dưng anh chắc chắn là người ta xếp
loại dựa vào tiêu chí vẻ đẹp và sự hùng vĩ của 4 đèo trên, chứ độ hiểm trở thì
4 đèo trên chưa là cái đinh gì so với đèo Hoàng Su Phì với những khoảng cua
liên tục chỉ dài hơn thân xe, hay đèo từ MèoVạc về Hà Giang đi đoạn qua Bắc Mê.
Đèo Mã Pi Lèng anh còn chạy buổi tối tầm 7h30 đến 8h30 cho 22 km từ Đồng
Văn qua Mèo Vạc dưới trời mưa to cũng không ngán bằng chạy trên 2 con đèo hiểm
trở bậc nhất Tây Bắc kia, NHẤT SU PHÌ –NHÌ BẮC MÊ. Đèo thì sau, giờ anh
chỉ kể chuyện Sơn La thôi.
Đến Sơn La thì chịu khó chạy lên thăm cái nhà
tù nổi tiếng tọa lạc trên ngọn đồi ở Trung tâm Thành phố để biết trước các đồng
chí mần kách mệnh khổ cực như thế nào, cái gì có kết quả chả phải hi sinh nhở.
Đến Sơn La ở thì ở khách sạn Hà Nội, nếu hết phòng thì có thể sang Hương Sen
bên cạnh, giá chỉ 300k/phòng đôi, ở đó có đủ cả 4 món mà anh thấy tiện, tiêu
chí ở mỗi người một khác, dưng đối mới anh hai dứt khoát phải đủ tứ quý à quên
tứ khoái 1 chỗ, đỡ mất công đi tìm, đề tài nầy sẽ đưa vào chỗ khác cho hợp
thời thế.
Tạm gác lại tý chút, sâu ít ảnh ọt cho các lồng
chí nào đang ở Kơm-Piu-tơ du lịch qua bàn phím chút.
Cổng vào Nhà tù Sơn La (1)
Bức tường chạy vòng quanh, tường mới nhá, tường
cũ bom phá hỏng mất rồi.(2)
Các buồng kho còn sót lại sau khi bị bom oanh
tạc của Phớp và Mẽo mũi lõ (3) (4)
Đi một đoạn gặp cây đào Tô Hiệu, dưng cây cũ
chết lâu rồi, giờ mới giồng lại cây mới trên nền cũ. (5)
Dưng cây lá sum suê ra phết. (6)
Nơi mà đồng chí Tô Hiệu nhà ta bị giam cầm, giờ
chỉ còn thế này thôi. (7) (8)
Tượng Tô Hiệu trong nhà tù lớn. (9)
Đến trại 2 gian (10) (11)
Hình ảnh các đồng chí nhà mình đang họp chi bộ.
(12)
Anh hai tranh thủ ngồi họp cùng các cụ, để nghe
các cụ quán triệt. (13)
Còn đây là trại giam lớn. (14)
Tượng đài quyết chiến quyết thắng. (15)
Báo tù do các cụ xuất bản. (16)
Các cụ mần báo bằng cách nầy. (17)
Công văn để cảnh báo các đồng chí trốn trại.
(18)
Dụng cụ tra tấn của Phớp. (19)
Bản vẽ kiến trúc nhà tù Sơn La. (20)
Hồi xưa, các cụ nổi tiếng kách mệnh ở Hà Nội
thì hay bị đưa lên Sơn La để trị. (21)
Thơ của đồng chí Xuân Thủy. (22)
Hình ảnh tù ở nhà 3 gian. (23)
À, cạnh đó có cái Xà lim ngầm dưới lòng đất,
nơi giam giữ khét tiếng các đồng chí kiên trung bất khuất, khi ủy ban kiểm tra
giám sát của Quốc hội Phớp qua đây cũng không hề biết được là có 1 chỗ dư lày,
ở trong có phòng kín, không có ánh sáng, ở đó người tù không còn khái niệm thời
gian.
Lối xuống. (24) (25)
Nó ở trước bể nước và dưới vọng gác nầy/ (26)
Đây là kho của các đồng chí cấp trung. (27)
(28)
Một vọng gác ở trong nhà tù. (29)
Nơi bọn Phớp bêu đầu một đồng chí hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. (30)
Thôi, tạm biệt nhà tù Sơn La, tạm biệt mọi
người anh hai lượn đi tắm thuốc của người Dao đây, vào tắm nằm 1 mình mà có em
tắm cho cũng khác gì tiên phỏng.@ Anh Phập, Sơn La năm 2011.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét