Việt Nam 200
Năm lược sử
Như đã nói,
a Phập tên giấy khai sinh là Lo Van Phap không là sử gia, dưng dcm, lịch sử phải
chính xác đéo cần 100% thì cũng cần đảm bảo 90%, ít nhất là như thế, đéo ai lịch
sử biên như dã sử thế kia thì còn ai tin và học lịch sử nữa, cái này khỏi nói nhiều.
Anh chỉ biên
trong vòng 200 năm lịch sử Việt nam từ năm 1800 đến nay và đồng thời lồng xem tại
mỗi thời điểm tương ứng trên thế giới đang có những cuộc cánh mạng gì, cuộc
cách mạng về khoa học kỹ thuật, cách mạng về tư sản, cách mạng về tình dục…để nhân dân tiện so sánh đối chiếu…
Năm 1801, Vua
thứ 2 nhà Tây Sơn tức Nguyễn Quang Toản niên hiệu Cảnh Thịnh nối nghiệp tiếp quản
cơ ngơi lẫy lừng của hoàng đế Quang Trung bất hủ đã thống nhất được Việt nam,
nước Việt ta liền một dải từ Ải Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau được 9 niên, triều
đình lúc này đã bắt đầu mục ruỗng do sự chuyên quyền của gia đình bên vợ Vua đứng
đầu là Thái sư Bùi Đắc Tuyên, làm cho quan lại trong triều hỗn loạn cắn xé
nhau, chia bè kéo đảng, vua không giữ được triều chính. Lúc này Nguyễn Ánh với
sự hậu thuẫn của Pháp quay lại tấn công nhà Tây Sơn một cách ác liệt, đất nước
lại trong cảnh lầm than tang tóc. Một ngày đẹp giời tầm tháng 8 cùng năm vua Cảnh
Thịnh bèn đổi niên hiệu thành Bảo Hưng với mong ước ban đầu cho nhà Tây Sơn
thêm Hưng Thịnh. Dưng mệnh trời vắn số, năm 1802, vua Nguyễn Ánh đã bại được
nhà Tây Sơn lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long. Vua Nguyễn Quang Toản giả
thì bị Nguyễn Ánh giết mất, vua thật thì giả làm thường dân chạy về quê họ Hồ sống
lẫn với những người dân ở quê hương nơi chôn rau cắt rốn ở vùng núi Đại Huệ-Nam
Đàn-Nghệ An, nơi xưa vua cha Quang Trung từng làm nơi luyện quân và cúng trời đất
trước khi tiến đánh 20 vạn Quân Thanh lẫy lừng thủa xưa, mưu đồ phục quốc nhưng
bất thành, cuối cùng chết âm thầm ở đó. Hiện mộ vua vẫn còn ở ngay cạnh ngôi
chùa cổ Đại Tuệ (Hơn 600 năm) trên đỉnh
núi. Hàng
trăm năm nay, cứ đến ngày 20/10 (âm lịch) người dân họ Hồ ở Nam Đàn, Hưng
Nguyên (Nghệ An) lại tổ chức ngày giỗ cho vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản)
trên núi Đại Huệ (xã Nam Anh, Nam Đàn).
Vua Gia Long tồn tại
được gần 20 niên, mất năm 1820 và nhường ngôi cho con trai là vua Minh Mạng
(1820-1841), kế tục là vua Thiệu Trị (1841-1847), tiếp theo là vua Tự Đức
(1847-1883). Cũng trong thời gian này, cuộc cánh mạng công nghiệp tại Âu châu
phát triển mạnh mẽ và rực rỡ, đạt được nhiều thành tựu khoa học làm nền móng
cho nền công nghiệp toàn thế giới sau này, điển hình là cuộc cách mạng công
nghiệp Anh, nơi phát minh ra đầu máy hơi nước, hỏa xa,…tiền đề của cuộc đại
công nghiệp. Ở Việt Nam thời kỳ này cũng có một nhà tư tưởng nổi tiếng Tây học,
một nhà cách tân vĩ đại nhất mà đất nước Việt Nam từng sản sinh ra, ông muốn
đem những cái ông thấy, những cái ông biết, những kiến thức ông đã từng kinh
qua, tất cả hiểu biết để giúp dân giúp nước, nhưng tiếc hay Tự Đức là hôn quân
đã không biết nghe theo các lời khuyên của ông, thậm chí còn từ chối ông, rất
nhiều giai thoại là vua Tự Đức cho rằng làm gì có đèn treo ngược mà vẫn
sáng, đi lại không cần ngựa kéo mà xe vẫn
chạy rầm rầm, thuyền không cần chèo mà vẫn ngược dòng nước ro ro… như ma làm.
Ông là nhà cách tân vĩ đại, anh nhấn mạnh là nhà cách tân vĩ đại Nguyễn Trường
Tộ người con đất Nghệ An sỏi đá cằn khô, dân Tây học, y thuật lý số thông thạo,
giỏi ngoại giao, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nông nghiệp, lâm nghiệp,
công nghiệp…nói như ngôn ngữ kiếm hiệp là trên thông Thiên Văn, dưới tường Địa
Lý, giữa thì cái gì cũng biết, đó mới là người thực tài. Tiếc thay, ông phải về
quê vì không ai trọng dụng, một nhân tài đã ra đi vào ngày đẹp trời năm 1871, kể
từ khi Việt nam bị Pháp đánh chiếm lần đầu năm 1858, Nguyễn Trường Tộ cũng làm
một nhà ngoại giao xuất sắc đại tài để tạm hòa hoãn với Pháp mở rộng bang giao
dưng cũng không được hôn quân chấp nhận những năm 1862 về sau, nhiều việc trình
lên nữa không ai nghe vì ông rất thân các giám mục Pháp và cô lập, ông chán nản
bỏ về quê vùng Nghệ An sống nốt cuối đời.
+ Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
+ Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn - Nghệ An
+ Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) của Đinh Công Tráng, Phạm Bành ở Nga Sơn Thanh Hóa
+ Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng - Bình Định
+ Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892) của Tống Duy Tân ở Bá Thước và Quảng Xương
+ Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885-1889) của Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên
+ Khởi nghĩa Sông Đà (1885-1892) của Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ) ở Hòa Bình
Thành công nhất của của khởi nghĩa nông dân là của Hùm
thiêng Yên Thế với 4 giai đoạn gần 30 năm từ năm 1884 đến 1913 cũng bị Pháp dìm
trong bể máu. Sau thất bại của cuối thế kỷ 19, người Pháp đã cũng cố hoàn toàn
việc tổ chức cai trị tại Việt Nam. Cuộc cải cách trong giáo dục trong thập niên
1910 đã xóa bỏ hoàn toàn nền nho học với chữ Hán cả nghìn năm trong chế độ
phong kiến Việt Nam để thay thế bằng phong trào tân học theo chữ Quốc ngữ đã tạo
ra một tầng lớp trí thức mới, đó là những người xuất thân từ truyền thống nho
giáo nhưng được tiếp cận với văn hóa Âu Châu. Đại diện tiêu biểu cho giới này
là Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đã mở đầu cho phong trào Duy Tân và phong
trào Đông Du vận động tăng cường dân trí, dân chủ, nhân quyền và cải cách xã hội
cho người Việt trước tầng lớp người Pháp cai trị, sự phát triển các phong trào
này sau đó bị chính quyền thực dân dẹp bỏ vì nhận thấy nguy cơ đối với chế độ
thuộc địa của họ.
Trong thời gian này, sau khi đại thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn Âu châu và Mỹ, thế giới trải qua 2 cuộc chiến tranh thế chiến kinh hoàng tang tóc đỉnh cao là 2 quả Bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagaisaki, tổng cộng làm chết tầm gần hơn 50 triệu người trên toàn thế giới.
Việt Nam bắt đầu giai đoạn trường kỳ kháng chiến 1945-1954 với sự giúp sức của hỏa lực phi pháo và chuyên gia cố vấn Tung-cửa cùng với Đại tướng Võ Nguyên Gíap chỉ huy chiến dịch đã thành công mỹ mãn, mở đầu độc lập cho VNDCCH, sau đó 21 năm thì Việt Nam thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.
Giai đoạn từ 1976 Khơ me đỏ bắt đầu khiêu khích và Việt nam tình nguyện giúp bạn Căm-Pốt nạn diệt chủng, đến năm 1979 lại bị Tung-cửa gây chiến làm nên cuộc chiến tranh biên giới và đến năm 1988 tiếng súng vẫn còn lác đác vang lên, sự hi sinh của những anh hùng tại đảo Gạc-Ma cùng năm là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần hi sinh cao cả.
Từ đó đến nay, trải qua 26 năm bình yên tiếng súng, tập trung cho đất nước phát triển kinh tế cho đến bây giờ.
Lịch sử Việt Nam từ năm 1800 đến 2014 qua hơn 214 năm rất dễ hiểu và súc tích, anh biên vội chỉ có 2 trang A4, thật sự hòa bình tập trung phát triển kinh tế rất ít nếu nhìn vào con số, hòa bình được 107 năm và 107 năm là chiến tranh chia ly loạn lạc, cụ thể:
+ Từ 1802-1858: Đất nước yên bình trong 56 năm
+ Từ 1858-1913: Chiến tranh loạn lạc trong 55 năm
+ Từ 1913-1940: Đất nước yên bình trong 27 năm
+ Từ 1941-1979: Đất nước chiến tranh loạn lạc trong 38 năm
+ Từ 1979-1989: Làm tình nguyện giúp Căm-Pốt 10 năm
+1990-2014: Bình yên phát triển đất nước 24 năm
1 nhận xét:
Được đấy
Đăng nhận xét