Home » » Anh hùng trong Tam Quốc, Tháo hay Bị?

Anh hùng trong Tam Quốc, Tháo hay Bị?



Nhân hôm nầy ngồi bia cỏ, mực khô mừng chiến thắng 30/4 lịch sử, anh tranh luận với thầy giáo già dạy văn cạnh nhà anh về 2 nhân vật lịch sử Tháo và Bị, ai anh hùng ai gian hùng, he he, nhẽ dĩ nhiên ông giáo già chọn Bị là anh hùng, còn anh chọn Tháo, kết quả trích dẫn và phân tích theo lo-gic của anh hai làm thầy giáo chỉ gật gù, gật gù và chỉ nói một câu,mày giỏi, thôi để tao giả tiền bia coi như thua độ. Anh thử tích phân à quên phân tích theo sũy nghĩ của anh từ hồi xưa nhé, cứ đến đoạn so sánh nào anh lấy các chi tiết ra cân đo đong đếm tương quan rồi ghi vào cuốn sổ tay. Dờ thì các con số, các mốc sự kiện quên không ít. Ti nhiên, chỉ cần nhiêu đây là ông giáo già tắc tị, không cãi được nữa nhể.


Anh đọc rất nhiều sách và cũng nhiều sách nói về Lưu Bị nhân từ, Khổng Minh Gia cát giỏi văn như tiên đoán như thần, Quan Vũ thành thánh, ….dưng tuyệt nhiên anh chưa thấy ở Việt Nam có một quyển nào nói về Tào Tháo, khen Tào Tháo, người  được thế gian cho là gian hùng trong thời Tam Quốc. Anh nghĩ đó là một bất công do xã hội tạo ra, nhà anh thì lắm sách, Đông Tây Kim Cổ đủ cả, của Pháp, Anh, Hán, Nga chả thiếu thằng nào, đặc biệt là của Đại Văn Hào đến Đại thấp hào của Nga đều hiện diện trên tủ sách, anh không thích đọc cái gì mà chỉ đọc Tam Quốc và Thủy Hử thế mới lạ, anh đọc từ lớp 5, rỗi đọc tiếp, liên tục cho đến năm 12 thì thôi, vì khi đó thú vui đi tán gái còn hay ho gấp trăm lần đọc sách, vì mỗi cô gái là một cuốn tiểu thuyết đầy đê mê và say đắm, mỗi năm anh đọc đến 5,6 lần gì đó, chả hiểu tại sao thích thế.  Anh vẫn còn bộ sách nầy với loại giấy đen đen bẩn bẩn, còn của các nhà văn Đại thi hào và thấp Hào của Nga anh chưa từng ngó qua một lần, chứ đừng nói đến đọc.
Theo các anh Tháo anh hung hay gian hùng, riêng anh Tháo là anh hùng. Tại sao anh nói thế, vì chính tác giả của Tam quốc diễn nghĩa là La Quán Trung trong thởi phong kiến đã có ý thiên vị khi nói về các nhân vật Lưu Bị mẹ rồi.  Sinh thời đang ở thời kỳ huy hoàng của chế độ phong kiến thì thì tư tưởng TAM CƯƠNG-NGŨ THƯỜNG sẽ ăn sâu vào tiềm thức như một giáo lý luôn luôn đúng, tam cương là QUÂN-SƯ-PHỤ, tư tưởng cốt lõi là làm tôi thì phải trung với vua, tôn trọng người thầy và có hiếu với cha mẹ, cho nên bản thân tác giả sẽ cho là Tào Tháo là gian hùng vì cướp ngôi của nhà Hán không có tư tưởng Trung quân ái quốc, Lưu Bị là hậu duệ mấy đời của nhà Hán nên được ưu ái hơn, được ngòi bút tô vẽ nhiều hơn và được sinh ra là anh hùng, còn Tào Tháo bị ghét bỏ hơn, bị chê bai hơn nên thành gian hùng, đó là điều bất công thứ nhất của xã hội. Còn bất công thứ 2 là cho đến tận bây giờ với một lô một lốc các ngài tự xưng là học giả nọ, học giả kia, nhà nghiên cứu nọ, nhà ngâm cứu kia, tác giả của công trình nọ, công trình kia, tất cả dững nhà ngâm cứu Sa-lông ăn sẵn cũng chỉ vỗ tay 1 chiều a-dua và đồng nhất quan điểm của chính tác giả viết ra Tam quốc là Lưu Bị là anh hùng còn Tào Tháo là gian hùng, cộng với quan điểm ít có tính phản biện trong xã hội đương thời nên đến giờ, thế kỷ 21 vẫn chưa thay đổi quan điểm gian hùng và anh hùng là mấy. Kể cả mấy bình gia nổi tiếng như Mao Tôn Cương của Khựa vẫn luôn bênh vực Lưu Bị chằm chằm, còn anh thì sao? Anh đọc và suy ngẫm, phân tích theo khía cạnh lô-gich chứ không theo cảm tính dư các chiên gia kia, vì ít nhất anh có cái đầu của anh, chứ anh không mượn đầu của ai, mà quan trọng cái đầu của anh là để nghĩ, phân tích theo các sự kiện có trong chuyện chứ không phải dùng để đội mũ.
1. Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật:
Ngay khi xuất hiện, tác giả La Quán Trung đã quá ưu ái Lưu Bị, được đặc tả dư một quý tướng, anh thử trích dẫn cho dễ hiểu nhể: ‘ Một vị anh hùng không thích đọc sách mấy,tính ôn hòa, ít nói, mừng giận không lộ ra sắc mặt, nhưng lại có chí lớn, chỉ thích kết giao với các tay hào kiệt trong thiên hạ. Người này mình cao bảy thước rưỡi, hai tai chảy xuống gần vai, mắt trông thấy được tai, hai tay buông khỏi đầu gối, mặt đẹp như ngọc, môi đỏ như thoa son.”  Còn với Tào Tháo “Tào Tháo sinh ra tại huyện Tiêu, nước Bái trong gia đình giàu có, từ bé là người rất thông minh, ít để ý đến cái nhỏ, tính tình phóng đãng nhưng rất ham đọc sách, đặc biệt là binh thư,là người có quyền biến, nhiều mưu mẹo. Người chú ruột thấy Tào Tháo như vậy thường mách với Tào Tung về các việc làm của cháu. Tào Tháo biết vậy nghĩ cách, một lần giả bị trúng gió ngã lăn ra. Người chú chạy đi gọi Tào Tung, nhưng khi thấy cha đến thì Tào Tháo lại tươi tỉnh như bình thường. Tào Tung hỏi nguyên do, Tào Tháo nói rằng:Vì chú không thích con nên bày đặt điều xấu thôi. Do đó Tào Tung không tin lời người chú mách tội của Tào Tháo nữa “. Rõ ràng là vừa khi ra đời, Lưu Bị đã được tôn là anh hùng, còn Tào Tháo thì được cho là gian hùng, dưng nếu đọc kỹ sẽ thấy không lô-gic cho lắm khi tác giả gọi vậy, lúc đó Lưu Bị còn trẻ chưa có gì, nhà nghèo xơ xác nên phải đi bán dép cói và dệt chiếu để mưu sinh, có thể gọi là tầng lớp đại vô sản trong xã hội đương thời, lại là người không thích đọc sách thì hà cớ gì tác giả lại gọi luôn là anh hùng nhể, bạn bè của  Lưu chỉ có Quan và Trương trong kết nghĩa vườn đào nổi tiếng. Tào Tháo sinh ra trong một gia đình giàu có, lại là người thích giao du rộng rãi kiểu trọng nghĩa khinh tài nên được nhiều người quý mến thì sao, so về hoàn cảnh xuất thân thì đã hơn đứt Lưu rồi đó thôi.
2. Trình độ, quá trình mần cách mạng.
Cả chương khi Lưu xuất hiện không thấy nói gì về trình độ học vấn của Bị cả, chỉ nói là nhân thời loạn giặc khăn vàng thì có theo Công Tôn Toản chống lại thôi, sau đó là cả một thời kỳ dài Lưu Bị lông ba lông bông không mảnh đất cắm dùi, khố rách áo ôm, chả học hành gì từ nhỏ, còn quan lộ của Bị thì sao, anh lại dẫn chứng ra nhể: Lúc thì nương nhờ Tào Tháo đánh Lã Bố, ở với Tào Tháo định làm phản thì bị phát hiện  lại chạy sang nhờ Viên Thiệu, ở với Viên Thiệu tý nữa thì bị cắt cổ vì tội Quan Vũ nổi hứng đang phò Tào Tháo chém chết Nhan Lương, Văn Sú – 2 tướng tài của Thiệu. Sau khi bỏ trốn khỏi Thiệu thì lại về nương nhờ Lưu Biểu, cuối cùng dạt đến Tân Dã bắt đầu chiêu hiền đãi sỹ mần cách mạng chống lại Tào Tháo.  Lúc đó Bị đã già hói mẹ 47 tuổi mới có mảnh đất tý teo cắm dùi. Còn Tào Tháo thì đây, anh thử trích dẫn một đoạn: Năm 20 tuổi, Tào Tháo thi đỗ Hiếu liêm. Ông được quan Kinh Triệu doãn là Tư Mã Phòng (cha của Tư Mã Ý) tiến cử giữ chắc Bắc bộ Uý (coi giữ phía bắc) ở kinh thành Lạc Dương đã nổi tiếng là người nghiêm túc. Sau khi đến nhiệm sở, ông cho đặt roi ngũ sắc trước cửa công đường, hễ ai phạm tội đều trị thẳng tay. Chú của đại thần Kiển Thạc là Kiển Thúc phạm tội vác dao đi đêm, ông sai bắt vào phủ đánh roi thẳng thừng không vì nể. Vì gia thế Tào Tháo rất lớn nên vụ việc này ông không gặp rắc rối, tiếng tăm ông cũng từ đó vang khắp kinh thành. Sau khi Thứ sử Tây Lương là Đổng Trách - vốn trước được Hà Tiến triệu về kinh - khống chế triều đình, tự xưng là Thái sư. Năm 190, Tào Tháo được Đổng Trác phong lên chức Kiêu kỵ hiệu uý, giết Đổng Trác không thành Tào Tháo trốn khỏi kinh thành và ra hịch chiến sỹ, tuyển mộ dân binh mần cách mạng chống Đổng Trác (chỗ này có chi tiết mà thành câu nói nổi tiếng cho tính cách gian hùng của Tào bị tác giả gán cho khi trốn chạy cùng Trần Cung, Tháo đã giết chết cả nhà ân nhân Lã Bá Sa). Anh chỉ điểm sơ qua hai nhân vật trên thì Lưu Bị chỉ là nước cống khi sánh sánh nước sông với Tào Tháo mẹ, chưa kể về tuổi làm cách mạng thì Tào Tháo 20 tuổi đã ra làm quan còn Lưu Bị đến tận năm 47 tuổi mới có đất cắm dùi và bắt đầu mần cách mạng ở Tân Dã.
3. Về hành động nhân vật.
Đọc kỹ sẽ thấy Tào Tháo cực kỳ khảng khái và uy nghi, có tinh thần của một vị chỉ huy, một anh hùng lẫm liệt, đầy khí phách. Chính Tháo là người hiệu triệu chư hầu chống lại Đổng Trác khi còn trẻ và thu  nạp được nhiều hiền sỹ, các tướng tài tham gia mần cách mạng. Các tướng dưới quyền của Tào Tháo bỏ chạy sang phe Lưu Bị cực ít nếu so với đám tướng bỏ Bị chạy sang Tháo, cái chi tiết nầy thì anh sẽ thống kê lại, vì lâu rồi anh chả nhớ, nhưng hình như là tỷ lệ 1. 4 thì phải. Cái thứ hai là về hành động, đọc kỹ từ đầu từ khi còn trẻ đã thấy Tào Tháo là người dám nói dám làm. Khi các tướng đang còn nghĩ và chưa biết cách giết Đổng Trác thế nào thì Tháo đã nhận việc đó và một mình một dao vào phủ xin Đổng Trác tý huyết, dưng không thành. Hành động của Tào Tháo lúc đó rất đại trượng phu, dám làm, chấp nhận hậu quả chứ không nói suông, chỉ riêng hành động này thì anh hai đánh giá cực kỳ anh hùng rồi chứ chả cần cái hành động nào khác.
Đành thôi, tìm hiểu kỹ thì thấy cực nhiều chi tiết giữa hai nhân vật nầy một trời một vực, như nước cống sóng sánh nước sông, chỉ do cảm nhận của các nhà nho hủ lậu xưa và các nhà ngâm cứu ăn theo nói leo Sa-lông lười biếng nay nên mới tôn Lưu Bị là anh hùng mà thôi, còn riêng anh (không biết còn ai nữa không) thì luôn tôn Tào Tháo là anh hùng từ lâu lắm rồi.

Anh là Phang Phập, hân hoan chào đón các bạn Phang Phập đơn giản là Phang rồi Phập không hề xoắn. Nào hãy cồng măng!! Creating Website

5 nhận xét:

Hàn time nói...

Hôm nầu anh biên sự thất thủ của nhà Thục Hán, hay Long Trung Sách của Khổng mênh bị phá sản như thế nầu gửi con Phập đăng hộ anh nhế hí hí!!

Hàn time nói...
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
THÀI 9 nói...

"Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa".....he he địt mẹ con phập mìn lại cũng biết xóa cả cồng...thế là gian hùng mẹ..

Hàn time nói...

Ớ đéo đâu chắc là anh xóa đới!! Anh cũng admin trang nài mà he he!!

Hàn time nói...

Thế đéo nầu mà lỗi fone tùm lum thế nài, cô Phập có can dự gì không thế nhỉ?

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Sông Hàn chỉnh sửa
Copyright © 2011. Phang Phập - All Rights Reserved
Template Modify by Phang Phập
Proudly powered by ĐĂNG NHẬP