Home » , » Việt Nam lục sử - Thục Phán ADV

Việt Nam lục sử - Thục Phán ADV



Hôm nay, kỷ niệm chiến thắng Điện Biên phủ bất hủ, chấn động 5 châu 4 bể tuyền cầu một thủa, anh nổi hứng mần quả Việt Nam lục sử - trái với lịch sử của các  sử da bất hủ ở xứ nầy dư Lê Phan, Vượng Quốc, Quốc Dương, Lan Lê...đít thâm, chuyên ngồi sa-lông xào xáo lại và được đưa vào chương trình lịch sử dạy cho đám học sinh tuyền đọc-chép-chép, qua đó thủ tiêu mẹ cái đầu lâu của các ẻm học sinh, biến cái đầu lâu của các ẻm chỉ còn chức năng chính là đội mũ, mần cho các ẻm chỉ biết nghe thầy đọc - chép vào vở, sau đó đi thi lại chép ra giấy, chữ thầy gửi lại thầy. Anh không phải mần nghề sử, anh mần nghề cò, dưng anh thấy Lịch sử ở xứ nầy tuyền biên nhăng cuội nên anh phải mần cái mục LỤC SỬ để biên dững luận điểm cơ bản mà sách giáo khoa lịch sử và một số cuốn của sử da đít thâm sa lông ăn sẵn không hề có, có lần anh tranh luận với một đám sinh viên sử gì đó về một số vấn đề thì thấy các cháu  EM CHỈ BIẾT CÂM NÍN NGHE ANH NÓI, hê mượn tạm tên bài hát nào đó cho nó có tý sến, các cháu tranh luận kinh bỏ mẹ ra được, đúng dân SV sử, lấy dẫn chứng thì toàn lấy của các bác trên, hết sức thuyết phục, nếu dư  đó là một buổi trả bài của SV, he he he đương nhiên 10/10 điểm. Dưng anh chỉ hỏi vài câu theo lo-gic thông thường thì tịt mẹ, chứng tỏ các cháu cũng chỉ là đọc-chép-chép dưng cao cấp hơn bọn học sinh mà thôi, cái đầu chỉ có mỗi chức năng đội mũ.
Đơn giản lịch sử Việt lúc nầu cũng 4000 niên giữ nước và dựng nước, hay 4000 niên văn hiến, he he he và tất cả đều biểu quyết thông qua 100% dư vầy thì thành vầy, thế 4000 niên ở đâu ra, xin thưa ở trong sách Việt Nam sử lược ý. Thế 4000 năm thì tính từ lúc nào, xin thưa từ trên giời, tại sao anh bảo trên giời, vì thời đó cai quản xứ là con giời, đi mây về gió dư Tôn Ngộ Không bạn anh, có thể kể ra một ít như Sơn Tinh dời non lấp bể, Lạc Long Quân lấy vợ tên Âu Cơ là con giời (tiên nữ), rồi Thánh gióng, Chử đồng tử, ... he he he, thấy chưa, lịch sử mà như trên giời thế kia thì biên ra cho ai tin, cái bọn có đầu lâu dùng để nghĩ dư anh hai đây có tin  cái dắm ý nhở. Đối  mới anh hai thì trọng chứng hơn trọng cung, có nghĩa là nói 4000 niên lịch sử thì phải đưa ra chứng cứ rõ ràng, chứ không chỉ nói suông. Mà chứng thì có ở đâu, lại ở trên giời nốt, vì thế cho nên lịch sử Việt không thể nói 4000 niên được mà chỉ có hơn 1000 niên thôi. Chỉ khi sách vở ghi chép được thì tính là lịch sử chứ không nhận bừa, anh thử kể tiếp 1 vài đời đầu của sử Việt để tham khảo, thời kỳ nhiều triền thiết nhứt đương diên là thời hồng hoang của Kinh Dương Vương, Xích Qủy và đặc biệt là 18 đời vua Hùng, sau đó đến Thục phán An Dương Vương cũng là triền thiết là chủ yếu, trải qua Hai Bà Trưng, Lý Bí (Vạn Xuân 544 ) cho đến Ngô Quyền 938 với chiến thắng Bạch Đằng, thời nầy lịch sử theo ý anh là do ý giời và xuất phát từ trên giời, đương diên chả đáng giá 1 chinh mẻ nầu.
Sau đây anh sẽ lấy chứng cứ từ trong lịch sử và lục sử ra một số điểm cực kỳ vô phi (vô lý và phi lo-gic), anh không theo từng thời mà nổi hứng biên ai trước thì biên, trước tiên anh biên về bạn Thục Phán, về sự tích áo lông ngỗng và chạy vào Nghệ An để tự tử.


Thuyết chạy loạn của Thục Phán theo các sử da đít thâm sa lông phán là do chạy từ Cổ Loa thành vào tận Nghệ An bằng ngựa, anh thì anh không nghĩ vậy, chỉ cần lấy các luận điểm ở trong sử là có thể kể ra rất nhiều chuyện vô lý.
Thứ nhứt: Chạy bằng ngựa từ Cổ Loa thành vào tận Diễn An –Nghệ An là cả quãng đường dài 300 Km, lại chở cả Mỵ Châu ở sau thì ngựa đó chắc ngựa thần nhể, mệt bỏ bà được ý, ngựa chạy một lúc là phải thay ngựa khác chứ, như dưn Mông Cổ hào hùng, di chuyển đứa nầu chả phải có ít nhứt 2 con để thay thế, và di chuyển một ngày cũng chỉ hơn 100 Km là nghỉ mẹ dồi, về chi tiết nầy anh suy nghĩ là do người tướng quân hồi đó ra trận nếu thăng đường thì lấy  da ngựa bọc xương nên anh đồ là dân gian truyền miệng là Thục Phán chạy bằng ngựa thật, dưng chỉ là triền thiết, chả đúng tẹo nầu.

Thứ nhì là: Hồi hổi dững niên trước CN, đất nước Âu Lạc là một mớ hổ lốn gồm ao hồ, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, chằng chịt như mạng nhện chia cắt đất nước tứ tung, chạy bằng ngựa cũng là ngựa thần nhể, cỡ ngựa xích thố của Quan Vũ cũng léo thể lội qua khi nước ngập mẹ cổ, chi tiết nầy càng vô lý, ai tin chứ anh léo thể tin được. Anh lấy tiếp một chi tiết mà ai chả biết đó là khi bạn anh Lý Thái Tổ đọc chiếu dời đô từ Ninh Buồn về Hà Lội thì nội các chính phủ của bạn ý lúc đó di chiển bằng gì nhể, bằng ngựa chắc, sai hoàn toàn. Lúc đó giao thông từ Ninh Buồn lên Nội chỉ có thuyền thôi, làm gì có đường đất cho các bạn ý chạy, nên chính phủ bạn anh lúc đó di chuyển bằng thuyền, ngựa có đi được kức nhể, đó là 1000 niên sau Thục Phán mà phương tiện di chuyển chính của quốc dân đồng bào là thuyền đấy, ngựa thì chỉ đi đoạn ngắn thôi, còn trước đó tận hơn 2000 năm thì tự hiểu, liệu có đi được không?
Thứ 3: cái nầy mới là cái chính, đi ngựa thì Thục Phán ADV có gặp được rùa thần không nhể, đi ngựa tuyền trên đường, rùa thần ở biển cơ mà, thế thì gặp bằng niềm tin à, cái nầy xem thì đã thấy vô lý rồi, chạy bằng thuyền thì mới gặp nhau ở trên biển được chứ. Sẽ có người thắc mắc mới anh là hồi đó giao thông tuyền đường sông sao lại phải đi bằng đường biển. Dễ thôi, đến thời giờ cũng chả có con sông nầu chảy xiên từ Cổ Loa thành trong cổ tích đến núi Mộ Dạ cả, càng đọc càng thấy sử Việt vô lý chết đi được.
Thứ 4: Các nhà sử đít thâm Sa Lông ngồng cải chấm trừng xứ nầy bỏ qua một chi tiết cực kỳ quan trọng, trong sách sử léo bâu giờ nhắc đến dù chỉ một tý ti, đó là ở cửa sông Cấm chảy ra biển tại cửa biển Nghi Thiết, Nghi Lộc, Nghệ An có am thờ Thục Phán An Dương Vương, chi tiết nầy đến giờ anh mới biết. Từ khi anh  nghi ngờ bạn Thục Phán chạy bằng ngựa Xích Thố của Quan Công từ Cổ Loa thành vầu tận Nghệ An là anh đã đặt câu hỏi, có lần anh lang thang mạn đó thì vô tình phát hiện ra am thờ nầy, anh thắc mắc ngay, tại sao chi tiết nầy trong sử anh tìm đỏ mắt léo thấy bâu giờ, khi anh lấy dẫn chứng cho bọn sinh viên sử của 1 trường đại học léo gì ở Hà Nội, chúng nó ớ mẹ người, như thằng ngọng, tưởng anh Nô Đức Nổng Ver 2, chiên gia Nô và Nổng. Nên Anh tái thay mặt anh kết luận Thục Phán chạy loạn từ Cổ Loa vầu đây chắc chắn bằng thuyền chứ léo thể bằng ngựa được, vì các lý lẽ trên. Trở lại núi Mộ Dạ nơi có đền thờ của Thục Phán tý nhể, Có lần anh đi Diễn An chơi, tiện đó đi bộ khảo cứu luôn, thăm thú mất 1 ngày, anh hỏi han các cụ bô lão, các kụ bẩu, hồi xưa cách đây tầm 100 niên, cái Đền Cuông nằm sát biển, cách biển gần lắm, dần dần sông cứ bồi dần dần, rồi lấn ra biển được gần 2km như bây giờ, các kụ bảo thế, dưng anh thấy có lý, vì anh hỏi đến các kụ già tầm 70, 80 tuổi còn bẩu Đền  Cuông cách đây tầm 50 niên chỉ cách có vài trăm mét thôi, và hàng năm đất ở đó vẫn tiếp tục lần ra biển. Điều đó rõ là có thể thời đó Đền Cuông bây giờ nằm sát biển, còn ở ngay cửa sông Cấm, con sông uốn lượn quanh co ở vùng đó cho đến khi đổ ra biển có am thờ Thục Phán ADV tại  Nghi Thiết, Nghi Lộc là nơi Thục Phán ADV có ghé qua, anh sẽ chụp cái ảnh địa hình tại năm 2011 về toàn vùng nầy thì sẽ thấy rõ hiện tại cả vùng nầy gồm từ Đền Cuông ở núi Mộ Dạ kéo dài đến cửa biển có rất nhiều ao hồ, đầm lầy và sông suối, có thể 2000 niên trước là một dải sông liền với nhau. Anh chỉ lăn tăn là Thục Phán chạy bằng thuyền thì vào đến cửa sông Cấm (có am thờ) sau đó trên đường ngược lên núi để trốn vào rừng thì chết ở Đền Cuông bây giờ, hay là chạy bằng thuyền đến Mộ Dạ sau đó đi dạo ra đến cửa sông Cấm thì tự tử cho hết nổi nhục mất nước, chỉ thế thôi, bàn là bàn cái đó. Anh chụp tạm cái cái ảnh trên Gúc bạn anh niên 2011 đời Trọng Phú thứ nhứt sẽ rõ. Anh chụp qua Gúc vị trí am thờ ADV ở cửa biển Nghi thiết nầy.

Thứ 4: Áo lông ngỗng thì rắc được mấy hồi thì hết mất nhở,    chưa kể rắc trên đường gió nó thổi cho bay mất dấu ngay và luôn phỏng.


Anh là Phang Phập, hân hoan chào đón các bạn Phang Phập đơn giản là Phang rồi Phập không hề xoắn. Nào hãy cồng măng!! Creating Website

1 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Sông Hàn chỉnh sửa
Copyright © 2011. Phang Phập - All Rights Reserved
Template Modify by Phang Phập
Proudly powered by ĐĂNG NHẬP