(Người mẫu Nam -Nữ Khựa mặc bikini hình quốc kỳ biểu riễn thời trang)
Anh không xem mấy chương
trình ba lăng nhăng trên triền hình bao giờ, thi thoảng xem đôi bộ fin hành
động rồi đi ngủ, hôm nay xe ôm không đắt khách, ngồi đọc báo online thấy rất
nhiều người có cả các nhà nghiên cứu đại trưởng cự của ngành văn hóa lên án
việc F BANK sử dụng khăn Piêu đóng khố để diểu riễn trong chương trình hát hò
rất chi nà kịch niệt, rồi là phản văn hóa, rồi là coi thường cả một Tông dật xứ
mình vân vân và vân vân.
Sự thật thì việc trên có
đáng vậy không, theo quan điểm của anh thì không đáng ồn ào vầy đâu, có cái
khăn đóng khố đó, nhiều người biết rằng tông dật Thái có cái khăn Piêu, mai
đây, nhiều du khách tò mò tìm lên các bản của người Thái hơn, họ sẽ mua nhiều
khăn phiêu hơn, bán hàng được nhiều hơn, cả bản giàu hơn, thu nhập cho
vùng đó cao hơn, anh nghĩ đó là cái được, cái lợi vô hình không mất tiền quảng
cáo PR, thế mà không ai nhìn ra, lại hùa theo các bác già hói chiên nghiên cíu
văn hóa adua a tòng đi phê phán ban nhạc đó thì anh không chấp rồi... Cái khăn
của một Tông dật đóng khố anh thấy đẹp chứ có chi mà lên án nhẻ, đến cái quốc
kỳ biểu tượng của một quốc gia, có ý nghĩa và giá trị hơn cái khăn nhiều lần,
ấy thế mà được lấy làm cả Bikini 2 mảnh một mảnh bịt Lờ…một mảnh bịt Vờ…rồi
chụp ảnh quay phin lên truyền hình có ai phản đối đâu.
(Ảnh người mẫu mặc Bikini Việt chộp ảnh cổ vũ Uôn-cắp)
Anh lấy ví dụ luôn cho dễ
hình dung nhá: Ảnh 1 đầu tiên là hình ảnh trong một cuộc thi người mẫu, người
mẫu Khựa cả Nam lẫn nữ lấy quốc kỳ làm cái bịt c…, bịt l…, bịt v… trực tiếp
luôn rổi tăng tung nhảy múa. Nhẻ cái quốc kỳ của một quốc gia hông có ý nghĩa
bằng một cái khăn của cả một tông dật à…Ảnh 2 là ảnh 2 người đẹp lấy cờ
Việt làm luôn áo tắm rồi tung tăng chộp ảnh cổ vũ cho Uôn-cắp đận rồi
đấy, có ai có ý kiến gì không. Đó là anh mới nói hai nước anh em Khựa Việt, chứ
bên xứ cờ hoa Mẽo và Âu Châu xa xôi thì việc này thường xuyên, anh thấy tuyệt
đẹp chứ hông thấy xấu đâu cả. (Ảnh3)
(Ảnh 3 người mẫu xứ cờ hoa)
Đó là anh chưa thèm nói
cái khăn đóng khố kia có phải là khăn Piêu do người Thái dệt không, hay là thổ
cẩm có hoa văn tương tự khăn Piêu và được các bạn Khựa dệt bằng máy công nghiệp
bên kia biên giới với thời gian tính bằng phút và mang sang bán ở các cửa hàng
liu niệm Việt với giá thành rẻ chỉ bằng 1/20 chiếc khăn Piêu do tông dật Thái
làm nên. Nên nhớ một cái khăn Piêu xịn làm ra từ khâu nguyên liệu nhuộm màu, nhuộm chỉ
đã mất 3 tháng, công dệt từ 15-30 ngày đó nha, mất nhiều thời gian và tốn công sức nhẻ, nếu đúng giá thành, một cái khăn Piêu hàng hịn tầm đôi triệu đổ lên, còn cái khăn trong hình chỉ tầm 100-150k/cái, ở nhà anh có đôi cái anh mua khi đi vào các bản. Liệu đã ai kiểm chứng rõ ràng để
kết luận khăn Piêu này do người Thái làm ra chứ không phải các bạn Khựa sản xuất công
nghiệp hàng loạt. Thế mà các bác già hói điều nghiên văn hóa lão làng mới nhìn bằng mắt thường đã phán
ngay và luôn đó là khăn Piêu của người Thái, tài đến thế là cùng, dcm, anh nể các bác quá.
Nói gì thì nói, cái gì luật không cấm thì cứ thế mà làm, một đất
nước tân tiến thì sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, luật pháp Việt
nó không cấm lấy cái khăn biểu tượng của một xứ Tông dật làm cái khố quấn
người, đến quốc kỳ cũng chưa có Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư cấm sử
dụng làm Bikini chứ nói gì đến cái khăn làm khố. Anh tuy làm xe ôm dưng có hiểu
biết tý luật pháp nên anh dẫn luật cho dễ hình hiểu. Điều 276 Bộ luật Hình
sự năm 1999 có quy định về Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy như sau: Người
nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Theo các Thông tư hướng
dẫn hành vi xúc phạm quốc kỳ, quốc huy, nó được thể hiện bằng một số hành vi cụ
thể như sau: Hành vi đốt, xé, bôi bẩn, vẽ bậy lên quốc kỳ, quốc huy, đập phá
quốc huy, sử dụng quốc kỳ, quốc huy để làm những việc mang tính xúc phạm biểu
tượng thiêng liêng của quốc gia, dân tộc. Cho nên hành vi lấy quốc kỳ làm
Bikini không được cho là hành vi xúc phạm mà có thể được cho là hành động quảng
cáo cho quốc gia đó.
Còn Luật của Khựa cũng rất rõ ràng, bọn Khựa nó có hẳn Luật cờ quốc
gia, điều 18, ghi luôn “Cờ quốc gia và
thiết kế của nó không được sử dụng cho các nhãn hiệu và quảng cáo, nó sẽ không
được sử dụng trong các tang lễ tư nhân” và Điều 19 "Tại nơi công cộng, cố
ý đốt, xé bỏ,các hành vi xúc phạm quốc gia trên cờ của Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong một trường hợp ít nghiêm trọng,
người vi phạm sẽ bị bị giam giữ trong 15 ngày." Đấy thấy hông, không cấm
thì cứ làm, đừng hỏi, bỏ qua mấy bác già hói nghiên cíu văn hóa ở sa lông phán
bừa đê cho anh.
Tiện anh nói luôn, các
bác già rất hãm, các bác ngồi nghiên kíu nhiều cái nói xin lỗi là léo ngửi
được. Đầu tiên là Quốc Phục, đã
được Bộ Văn Thể Du duyệt lấy áo dài cho cả lam nẫn lữ làm quốc phục. Anh hỏi là
áo dài xuất hiện ở Việt tự lúc nao, có cả bốn ngàn niên nay chăng, hay là có cả
dăm trăm niên nay, đỡ mất công thì anh xin thưa luôn là áo dài Việt chỉ mới
xuất hiện ở thế kỷ 20, tầm đầu thế kỷ, hùi xưa anh xem chương trình nghiên cứu
gì trên tivi thì nhớ vầy, dưng chính xác đấy, trước đấy là áo dài khăn
đóng theo kiểu Khựa là đối với tầng lớp trên, còn tầng lớp bần nông dư anh thì
chơi quần buộc dây cởi trần mùa hè, mùa đông thì khoác thêm lớp áo tơi, nữ thì
cũng vậy, tất cả mẫu theo kiểu Khựa chứ nguyên bản thủa xa xưa thì khác gì Tông dật đâu,
đóng khố cởi trần đi chân trần trên cát, dưng các bác lấy quốc phục lại chơi nguyên
bản là áo dài cả nữ và nam theo anh là không đúng tẹo nào, nếu quốc phục thì
phải chơi bản thời vua Hùng thì mới chuẫn nhẻ.
Tiếp theo đến quốc hoa,
hoa sen lại được chọn, hoa sen thì khi các bác xét thì Việt có được bao nhiêu
hồ sen, ít lắm đếm trên đầu ngón tay, có mấy đâu, theo anh hoa sen không hạp
bằng hoa tre, tre thì ở nước Việt chỗ nào vùng nào cũng có, giờ tuy không
nhiều như trước dưng cũng nhiều hơn sen là chắc. Hoa tre là biểu tượng
chiến thắng cho nước Việt ta từ thời Thánh Gióng, cho đến khi đánh đuổi Pháp
Mẽo xâm lược, đi cả vào trong thơ văn là biểu tượng chiến thắng của cả một đất nước từ ngàn đời xưa:”… chuyện ngày xưa đã có đã có bờ tre,
thân gầy guộc lá mong manh mà sao nên lũy nên thành tre ơi, ở đâu tre cũng xanh
tươi, cho dù đá sỏi đất vôi bạc màu, có gì đâu, có gì đâu…” Mà tre có cái hay
ho dễ làm biểu tượng là cả vòng đời tồn tại trong 50-70 niên chỉ ra một lần
hoa, lần ra đầu tiên và cũng là cho lần ra cuối, ra hoa đẹp cho đời xong thì
cây tre sẽ gục ngã già héo và kết thúc liệt oanh. Đấy, nếu phân tích ý nghĩa cao
đẹp ngoài yếu tố lịch sử thì còn đẹp hơn hình tượng GẦN BÙN MÀ CHẲNG HÔI TANH
MÙI BÙN dăm boong phỏng.
Rồi cái quốc cuối cùng
các già hói đòi lấy nước mắm và phở làm quốc ẩm thế mí tài, phở thì do người
Nam Định mang lên kinh kỳ bán rong đâu đó đầu thế kỷ thứ 19 rồi lan sang cả
nước và khắp 5 châu 4 bể, còn nước mắm thì cũng trước đó có một ty chứ mấy.
Nước mắm thì mùi nặng và hôi làm biểu tượng cho người Việt cũng được, bây chừ
trong mâm cơm người Việt ít khi thiếu chứ cách đây hông xa lắm, tầm thời anh từ
dững năm 1970 đến 198x thì nói thật, anh léo biết nước mắm nó là cái vị gì, mà
không phải anh, rất rất nhiều người sống ở thời kỳ đó léo biết vị nước mắm là vị
gì luôn, thề léo phét, khắm lặm, hôi rình, nhạt nhòa hay đăng đắng…Riêng anh,
anh nhớ mãi hình ảnh nước mắm của nhà anh vừa đắng vừa mặn chát, được chế bằng
ít cháy rang đen xì rồi giã ra pha với muối trắng, ấy thế mà cũng thành nước
mắm lâu phết đấy chứ đùa. Nói thế để thấy lịch sử nước mắm và phở cũng giống
như quốc phục mới tồn tại cách ta không xa lắm, không hiểu các bác điều nghiên
kiểu gì đòi lấy làm quốc ẩm cho nước Việt thì anh thật, các bác coi thường nhau
quá. Muốn làm quốc ẩm thì lấy luôn bánh chưng là đẹp nhất, vừa có lịch sử, vừa
là món không thể thiếu trong mỗi dịp lễ lạt mâm cỗ Tết cúng tiên tổ. Lịch sử
của bánh chưng được lịch sử ghi nhận và cũng đem vào sách vở, có từ thời vua
Hùng khi Linh Lang biết làm món ăn này để dâng cúng lễ.
Thôi, dài dòng là bệnh
của anh, dưng kết luận lại là hành vi lấy khăn Piêu làm khố không có gì là quá
đáng và phản văn hóa, hành động đó còn đáng được biểu dương vì qua đó giúp khăn
Piêu nổi tiếng hơn trước rất nhiều, thế nhẻ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét