Để tăng độ máu và chào mừng SLNA đá rất hay, đang dẫn đầu bảng xếp hạng và sau hơn 10 niên, anh đã máu bóng đá trở lại, anh vợt bài cũ này đăng bên blog.yahoo năm 2011 chào mừng SLNA vô địch với hi vọng năm 2013 cũng là năm của SLNA, với lần gương cúp vàng lần 4, làm nức lòng khán giả quê choa. Tiện đường lấy tý khí thế để chủ nhật này anh lại về quê xem bóng đá.
Hôm qua đội SLNA vô địch Vi-lích 2011, anh là đứa đã lâu không
xem bóng đá, đặc biệt là xem Bóng đá Việt Nam vì nhiều nhẽ, nhưng nhẽ quan
trọng nhất là anh ở trong cái chăn Bóng đá đó, anh biết và hiểu rõ sự việc từ
việc hậu trường, liên minh cho đến việc các cầu thủ tuyền bố láo ăn cắp, làm
anh chán và anh bỏ luôn, cho đến cả tuần nay trên các mặt báo thể thao cứ sốt
xình xịch về trận đấu giữa SLNA và Tiền và Tiền Hà Nội trên sân Vinh.
Thủa thiếu thời
từ dững năm 90 của thế kỷ trước, lúc anh mười mấy tuổi đầu, đều đặn lúc nào SLNA
đá là anh lại trốn Pa Mẹ lên sân Vinh đội nắng từ trưa để cổ vũ cho các anh đá
bóng, chiều đi học thì bỏ học luôn, học thì lúc nào chả được, thi anh còn bỏ,
học là cái đíu chi phỏng, còn SLNA chỉ đá có lúc mà thôi, nhiều trận ông Pa bà
Ma phát hiện ra là vì đi học gì về mà áo quần rách nát nhàu nhĩ, dép không còn,
máu quá hay khi trọng tài hoặc cầu thủ bạn bị ghét là rào rào rào dày dép, mũ
cối và bịch nước bay như châu chấu xuống sân, vui vãi chưởng, tất nhiên anh
cũng nằm trong số đó, kể cả mất dép về bà Ma không mua nữa cũng chả cần thiết,
đi học đi chân đất cho nó mát và quan trọng là được mát xa gan bàn chân, áo
quần rách cũng léo cần, để thế cho thoáng, à có thể dạo đó anh hay đi chân đất
nên giờ chân anh to và bè ngang, léo gì anh người lùn lùn mà
dện giày tuyền cỡ 43 mới đủ cỡ, he he he và chiều chiều vẫn có thói quen hay
cởi giày dép ra đi chân đất một lúc, mẹ con đứa nào mà bị huyết áp cao thì cứ
chiều tháo dầy mà chơi chân trần thì huyết áp chả còn là cái chắc, nhất là cái
bọn đít to chân teo do ngồi máy lạnh thì nên học bài đó.
SLNA thủa ấy
nổi tiếng với lối đá chém đinh chặt sắt và có thương hiệu, dưng không quan
trọng, quan trọng là thủa ấy sân Vinh luôn đầy ắp khán giả, cả sân lúc nào cũng
tầm 2 vạn người/trận đầy hơn bất cứ một trận đấu nào của đội tuyển Việt Nam đá,
người từ các huyện thị đổ về Vinh từ sáng sớm, cơm đùm, cơm nắm coi xong trận
thì lại rồng rắn về nhà. Cho đến năm 96 anh ra Hà Nội thủ đô ngàn niên văn vật,
cứ khi nào có trận đấu giữa SLNA và CA Hà Nội, Thể Công là anh lại có mặt ở
Hàng Đẫy từ trưa máu đến thế là cùng, thủa đó SLNA là một đội chơi được với dàn
cầu thủ thiện chiến như Hữu Thắng (HLV bây giờ), anh em nhà Văn Sỹ Hùng, Thủy, Sơn,
Trường Trâu (Quang Trường), Thanh Tuấn đối diện với dàn của CAHN gồm Minh Hiếu,
Minh béo, Đỗ Thành Tôn (đã mất), anh em nhà Hoàng Trung Phong,… còn Thể Công
thì có Triệu Quang Hà, Đỗ Mạnh Dũng, Nguyễn Cao Cường, Nguyễn Thanh Hải, Phương
Nam, Đức Thắng, Hồng Sơn,..mỗi trận mà SLNA gặp hai đại diện của bóng đá Thủ đô
thì không đi sớm chỉ có nước ở ngoài mà xem qua màn hình ti vi. Cái sân Hàng
Đẫy và Cột cờ một thủa với anh nhiều kỷ niệm ra phết, mỗi lần xem bóng đá là
anh chuẩn bị sẵn ít cái bao bóng có thể đựng nước bẩn và có thể ị hoặc tè ra
đó, kiểu gì vào trận cũng có màn ném nhau với CĐV CA Hà Nội và Thể Công, thủa đó,
cứ mỗi lần có trận là sục sôi cả tuần, CĐV CA Hà Nội thì anh thích nhất, đầy
chất phủi, đầy độ gấu cần thiết, hiếu chiến, hết mình và cực nhiệt tình, sau
này anh rất ít khi gặp lại mấy anh em CĐV có chất như thế ở các đội bóng Hà Nội
nữa, mỗi lần gặp nhau chửi bới khiêu khích, ném đá nhau và chiến nhau còn chảy
cả máu đầu, còn CĐV Thể Công thì lành và hiền hơn, họ có quy củ và tổ chức hơn
hẳn CĐV CA Hà Nội. Từ dạo bóng đá Hà Nội sa sút, giải thể và làm mất hết chất
của CA Hà Nội, sau đó đến lượt Thể công, tự nhiên rước về mấy đội bóng cha ngơ
chú ngáo như Tiền và Tiền, Hòa Phát, HN ACB thì CĐV của 2 đội bóng đại diện cho
Thủ đô một thủa đã ít đến sân hơn hẳn, và khi Tiền và Tiền lên ngôi vô địch năm
2010 nhân kỷ niệm 1000 niên Thăng Long cũng chỉ có 100 người cầm cờ và quạt, he
he he, điều nực cười ở chỗ là trong 100 CĐV đó có tầm hơn 50 người là CĐV được
giả bằng tiền, có lương tháng cổ vũ hẳn hoi, he he he, ở gần nhà anh có 5 thằng
ở quê lên làm nghề chạy xe ôm, vừa là CĐV của T&T, vừa là CĐV của Hòa Phát,
bọn nó có cả áo quần, cờ quạt, trống của T&T, cứ khi nào bọn nầy đá ở đâu
là CLB T&T cho nó tiền, xe, để đi cổ vũ, nghe xót xa và cười nhở. Hiếm khi
nào các trận đấu của 3 đại diện Thủ đô đá trên sân mà có nổi 1000 khán giả, có
chăng là chỉ những trận gặp SLNA thì sân mới xôm và đông được, thế cũng chưa
hết, không hiểu Ban tổ chức Vê ép ép (Liên đoàn làm càn bóng
đấm Việt Nơm) lại bầu cho CĐV Tiền và Tiền lắm tháng được giải là hội CĐV xuất
sắc nhất, đíu hiểu được. Anh nghĩ là xuất sắc nhất là hội có ít CĐV nhất, nghe
hay nhở, đúng là Liên đoàn làm càn Bống đấm Việt Nam có mắt như mù, có tai như điếc.
Anh vẫn tiếc cho chất CĐV CA Hà Nội và Thể công một thủa, sau nầy anh không xem
nữa, dưng có dịp lại ngồi bia bọt với mấy thằng bạn ở bên kia chiến tuyến của
CA HN và Thể Công xưa thấy thèm không khí thù địch và dữ dội giữa hai bên trước
mỗi trận đấu, chắc đến khi Hà Nội 2000 năm Thăng Long cũng không có nổi cảm
giác như thế, ngoài thì thân nhau, đi xem thì đi chung xe, dưng khi vào là mỗi
thằng một bên, nó sang cửa CĐV Hà Nội, anh sang cửa số 10 đến 13 sân Hàng
Đẫy-chỗ ngồi mặc định cho CĐV SLNA. Rồi thì tè vào túi Ni lông ném nhau, thậm
chí có hôm chơi cả mắm tôm, ném nhau, vui vui là. Mỗi lần xong là 2 thằng đi bú
bia cỏ với nhau, người thum thủm, vui không để đâu cho hết.
Rồi mỗi trận
SLNA đá bóng ở sân Vinh là đêm hôm trước trốn tàu về Vinh xem dưng không dám về
nhà sợ Pa Ma mắng, cứ vạ vật từ sáng đến chiều, xem xong tối ra ga lại nhảy tàu
trốn vé xuôi Hà Nội cho kịp buổi học sáng mai, cứ ròng rã như thế cho đến khi
anh ra trường và đi làm, kể cũng vui ra phết, đời sinh viên được cái không khí
đó cũng cảm thấy hạnh phúc, có lần đi xem thì bị ông Pa bắt gặp ở trên khán
đài, ặc…đành thú nhận là con hay về xem SLNA đá mấy trận rồi, nên lần sau ổng
sợ anh vật vờ ở sân từ sáng sớm cho đến chiều nên bảo về xem thì cứ về nhà,
đừng ở sân nắng nóng đói khát. Mà không chỉ mình anh
hai đâu, còn nhiều tển giống mình ra phết, nếu chiều chủ nhật SLNA đá là tối
thứ 7 chả hẹn mà gặp nhau ở sân ga, ai có tiền mua vé, ai không có thì trốn tàu
về Vinh, có lần trốn chiều về bị soát vé bắt được, bảo cháu không có tiền, cháu
về Vinh xem SLNA đá, lạ thay chả bị mắng lại còn được chỉ cho ghế ngồi. Mà cái thú
trốn vé nó cũng vui ra phết, anh hai mua vé đúng 2 lần trong suốt 4 năm học ĐH,
một lần là ông Pa mua cho từ Vinh ra Hà Nội, còn một lần là đi cùng người yêu
Hà Nội về Vinh, còn quanh năm suốt tháng, cứ đi là lên tàu, bất kể là tàu chạy
từ đâu, anh trốn cả hai chiều, đối mới anh, bỏ tiền ra mua vé cho một chỗ ngồi
cũ kỹ ở trên tàu chợ là điều xa xỉ. Lọc cọc như thế cho đến khi ra trường thì ở rừng
nhiều nên ít được xem, dưng khi có dịp là lại đến sân hò hét cỏ vũ, tận đến năm
2004 cho đến giờ thì chả bao giờ xem bóng đá Việt nữa, phần thì đá chán, phần
thì cẩu thủ toàn làm kinh tế, bán độ, móc ngoặc lung tung nên đi mà làm gì cho
mất tiền và thời gian, sau này bóng đá vô địch là có quy hoặc, có phe hẳn hoi
và nhóm rõ ràng, chưa kể trong trận đấu thắng thua là có thể làm giá. Trước
trận đấu anh còn có thể biết là SLNA đá với Hòa Phát hay ACB thua hay thắng cơ
mà, để làm phép kiểm chứng, anh thử đến xem Hòa Phát với SLNA năm kia ở sân
Hàng Đẫy, trước đó anh có thông tin là trận nầy SLNA sẽ nằm ngửa không đá, vào
trận bọn Hòa Phát đã phẽo quá, mãi chả ghi được bàn thắng nào, cuối cùng 1 cầu
thủ SLNA phối hợp với thủ môn đội nhà sút tung lưới mình để cho Hòa Phát thắng,
chưa dừng
lại ở đó, ở một pha bóng chả có gì nguy hiểm nhưng một hậu về hàng đầu Việt Nam
đã truy cản trái phép cầu thủ bạn để biếu anh, mời anh xơi quả Pe-na-ty cho ấm,
he he he, đúng như bạn anh nói, anh ra sân làm gì, đi uống bia đi, anh rời sân
sau khi hút chưa xong 3 điếu thuốc và tỷ số đã là 2-0, sau trận đó SLNA bị phạt
tiền và treo giò 4 cầu thủ đá 2 trận ở sân trung lập nhưng chả có tác dụng gì,
vì cả làng nó vẫn vậy, bóng đá thế thì xem làm gì nhể. Anh cũng không quan tâm
đến bóng bánh nữa, thỉnh thoảng đọc vài cái tít xem thế nào mà thôi, gọi là cập
nhật tình hình.
Rồi một ngày
đẹp trời, SLNA thủa xưa lại dẫn đầu bảng cho đến vòng cuối, có trận đấu với
Tiền và Tiền trên sân Vinh, cả tuần, báo chí của bọn ngồng cải đã đẩy trận đấu
lên đến đỉnh điểm của sự giới hạn, báo nào cũng nói đến trận nầy, thậm chí báo
Nhân dân cũng phải đăng 1 tin cho theo kịp thời đại. Trước trận đấu một cặp vé
vào sân Vinh giá vé đã đẩy lên khủng khiếp, giá vé chợ đen là 3,8 triệu/cặp
(đắt gấp 2 lần khi tuyển Việt Nam đá với tuyển Bờ-ra-din), mấy ông anh từ Hà
Nội về xem mà không mua được vé gọi điện cho anh nhờ can thiệp, anh cuối cùng
cũng lôi ra được 4 vé, nhưng dặn là phải đi từ 2h chiều, chứ đi muộn là không
vào được đâu, anh cũng chả quan tâm lắm thời vận của SLNA, hôm qua anh đi uống
bia cho đến 7h tối, khi về thì thấy tin nhắn SLNA vô địch, tối về vào mạng thấy
không khí sục sôi trở lại, anh quyết định làm vài dòng chia vui với đội bóng
quê hương anh. Anh thấy SLNA vô địch với kỷ rất nhiều kỷ lục là đội bóng vô
địch với tuổi đời trẻ nhất, trung bình hơn 23 tuổi, thậm chí có những cầu thủ
sinh 9x, còn toàn là lứa sinh năm 88,89 của xứ Nghệ, mà cũng lạ chả có địa
phương nào mà bóng đá phát triển mạnh mẽ và có truyền thống như ở đây, tre chưa
già thì măng đã mọc, lớp sau dồn lớp trước tiếp bước truyền thống cha anh, kỷ
lục thứ hai là đội hình với nhiều cầu thủ địa phương nhất (trừ thủ môn Quốc
Cường người Long An), toàn bộ số nội binh trên sân đều từ lò đào tạo trứ danh
SLNA, ở đây bóng đá là cách thóat nghèo duy nhất mà một gia đình, một đứa trẻ
đã phải chọn từ khi mới 11 tuổi đời, cứ cuối buồi chiều rảo bước qua sân Vinh
sẽ thấy lớp trẻ của SLNA tập luyện rất hăng say, bố mẹ của các cầu thủ nhí chở
con đến sân Vinh tập và thi đấu để mong một ngày thành danh ở nghề bóng đá, ở
phía sau hàng rào trông con trẻ tập luyện, cha mẹ chuẩn bị sẵn lon nước, vài
cái bánh mỳ để bổ sung năng lượng sau mỗi giờ tập. Tối nay, đọc báo thấy choáng
với sân Vinh ban chiều, cả 4 khán đài chật cứng, bên ngoài còn khoảng vài vạn
người đang tìm cách vào sân bằng mọi cách, làm đặc công, leo đường, trèo thang,
phá cổng,…Anh thấy choáng, đã lâu lắm rồi, nhẽ từ thời anh đến giờ mới đông
khán giả như vậy.
Một lần nữa,
anh chúc mừng SLNA vô địch, cố gắng phát huy, anh rất thích câu ví dặm ở quê
anh, giận thì giận mà thương thì thương, thôi giận các em nhưng cũng không nên
giận lâu kẻo tổn thọ.
Note: Một số hình ảnh chỉ có ở sân Vinh
Nhìn quả ảnh
nầy, nhớ lại thủa anh Hai leo tường vào sân, có thể bỏ áo quần, dưng dứt khoát
là đôi dép tổ ong phải mang vào sân, tý nữa trọng tài bắt láo, cầu thủ đội bạn
láo, hay mấy thằng phản bội quê hương đất nước, cúi đầu, quỳ gối cầu vinh là
ném vỡ alo ra cho thỏa.
Note:
Một số hình ảnh chỉ có ở sân Vinh
Nhìn quả ảnh nầy, nhớ lại thủa
anh Hai leo tường vào sân, có thể bỏ áo quần, dưng dứt khoát là đôi dép tổ ong
phải mang vào sân, tý nữa mà vào là ném lên dời cho thỏa...
Này thì trèo tườngNày thì bế cả con trèo tường vào xem, tình yêu bóng đá chỉ có ở quê choa.
Trèo cây...
Trèo chùa....
Công thành như thời Tam Quốc...
Công thành bằng mọi hướng mọi phương tiện có thể...
Hò dô ta nào....
Kéo thang ta vượt qua tường....
Hò dô ta nào...kéo thang ta vượt qua rào...
Khán giả may mắn.....
Thành quả cuối cùng với chức vô địch lần 3.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét