Quanh chiện Lục sử cũng có nhiều chi tiết thú vị và giống như khoa học viễn tưởng, nhưng với nhận thức của anh và cái đầu tuyền bả đậu lười suy nghĩ chỉ có chức năng đội mũ thì vưỡn cứ đọc, vưỡn cứ nhớ và vưỡn cứ tin, vưỡn cứ trở thành con vẹt trong 12 năm đèn sách. Vầu một ngày đẹp giời quãng năm 199x, anh từ tỉnh lẽ ra chốn phồn hoa đô hội học đại học, một đại học danh tiếng vang lừng tại Thủ đô, đánh dấu năm thứ mười một cuộc sống xa gia đình, xa ông bà, từ đó mọi suy nghĩ nó cứ quanh quẩn, cứ lẫn lộn cứ linh tinh hết cả lên, đặc biệt là rất thích tìm hiểu mọi cái mà cứ lăn tăn từ hồi xa xưa, từ hồi ngày xửa ngày xưa,...dưng chưa có dịp.
Môn học đầu tiên là 3 môn đại cương cơ bản mà ai cũng phẩy bước qua
đó là Chủ nghĩa xã hội khoa học, Triết học, Kinh tế chính trị Mác Lê Nin, học
tuyền các môn đầu óc mộng mị, tuyền không tưởng dưng với bộ óc bã đậu thì bã
đậu Phập vưỡn trở thành con vẹt và qua 3 môn đó với số điểm kinh hoàng (> or
=8/10). Dưng đó léo phẩy mình thích mà vướn đề là phẩy học để có điểm cao, có chút
học bổng mà sống ở chốn phồn hoa đô hội ngàn năm văn hiến, các bạn cứ thử mà
làm cái mình không thích dưng vưỡn phẩy làm xem, tâm trạng nó thế nầu.
Chong môn kinh tế Chính chị học 6 Lê Nin (V.I Lê
Nin) có một khái niệm CNH-HDH, vưỡn đề cơ bản nhứt của cái khái niệm nầy là đến
năm 2010 nước ta cơ bản chở thành một nước CNH-HDH, anh vưỡn còn nhớ như in, à
gần 20 năm nữa, con cái chúng ta sẽ trở thành công dân của một nước CNH-HDH
đây, sướng quá, lúc đó thì sướng phải biết, yên tâm điện đóm thì sáng lòe xanh
đỏ tím vàng, ô tô tàu siêu tốc, tàu hỏa, máy bay chạy vù vù như phin bên Hàn
mới cả Mẽo, sướng quá, ôi chời cứ nghĩ đến là sướng. Rồi sâu, giờ đã là dững
tháng cuối cùng của năm 2010 dồi mà điện vưỡn thiếu chầm chọng, khắp nơi nơi tuyền
đèn dầu tối òm om như …chị Dậu.
Rồi chong môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính chị là xã
hội chúng ta đã trải qua 5 hình thái kinh tế từ Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu
nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, đích vươn tới là
Chủ nghĩa xã hội, đặc chưng cơ bản của hình thái xã hội nầy là KHÔNG
CÒN CẢNH NGƯỜI BÓC LỘT NGƯỜI, LÀM THEO NĂNG LỰC HƯỞNG THEO NHU CẦU. Thầy
vưỡn giảng, anh vưỡn học dững đến các khái niệm đó và đêm nằm sờ ti gái (nói
thêm là từ hồi đại học anh có ở chung với một chị gái mà bây giờ
báo chí nó bẩu là sống thử ý, yêu nhâu từ hồi lớp 10, chị ý
hơn 1 tuổi, lại ra phố chước nên đến khi anh ra phố
về ở luôn cho tiện, đằng nầu mà chả yêu nhau, đằng nầu mà chả
gần nhau, đằng nầu mà chả thuộc về nhau thì về sống với nhau thì đỡ
luôn được tiền đưa rước mới cả đi chơi, càng đỡ Lục tốn )
mà đầu óc cứ mông lung chả mần ăn gì được, cái khái niệm mông lung, đầu óc căng
hết cả lên, căng hết phần của cái khác, cái cần căng thì lại không thể căng
được, vện anh tưởng bị thần quynh. Mọi lần là huỳnh huỵch dồi mà sau hôm nay
lại thía, hay tại lời thầy giảng hiện về rõ mồn một, cứ mong cho trời
sáng để mai hỏi lại thầy. Mai có buổi thảo luận tiện thể hỏi luôn là:
“Thưa thầy, cái đích lớn nhứt mà con người vươn tới là chủ nghĩa xã hội, trong
xã hội đó, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu phải không ạ”, Thầy giáo chả
lời: “ Đúng đúng, chuẩn, chuẩn, chuẩn không cần chỉnh”, sau đó thầy giảng dải 1
thôi 1 hồi về xã hội đó. Anh vẫn thấy thế léo nào, lại hỏi tiếp: “ Thưa thầy
nếu làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu thì chong cái xã hội đó ai là người
làm việc, ai là người tạo ra của cải vật chất cho xã hội”. Thầy lại chả lời lúc
đó, khoa học kỹ thuật phát chiển, máy móc sẽ làm ra nhiều của cải vật chất. Anh
tiếp câu: “ Dưng ai là người tạo ra máy móc để máy móc tạo ra của cải, ai là
người nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thầy lại chả lời là do con người”, thầy bắt đầu có vẻ lúng túng trước các câu hỏi
có phần đi thẳng vào vướn đề của một thằng người rừng ở chốn phồn hoa. Câu hỏi
cuối cùng là của Phập là: “ Em đi học là vì cái gì, có phải vì miếng cơm manh áo
về sau, thầy đi dạy có phải vì cơm áo gạo tiền không ạ, em từ bé vưỡn thích đi
chơi cho đến tận bây giờ ạ, các công nhân ở nhà máy có ai thích đi làm dồi tăng
ca, làm quần quật như trâu bò húc đâu ạ, những người nông dân ở quê em có ai
thích đi cày giữa trưa tháng 6 nước như ai nấu chết cả cá cờ không ạ, những
thương gia có ai thích làm tiền cho đầu nhanh già hói đâu ạ,...ai cũng thích đi
chơi, chơi chán thì có ăn ngon mặc đẹp ạ, và em mới cả thầy cũng không phải là
ngoại lệ, vậy cái chủ nghĩa xã hội là làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu liệu
có thể xảy ra không thầy????” Thầy giáo mặt đỏ tím dư gà chọi, lúng túng bẩu
tôi sẽ chả lời em sau.
Các khái niệm đó tạm quên đi vì dòng đời xô đẩy, vì tứ khoái ĂN NGỦ
ĐỤ (ĐỊT) ỈA (sách Tầu dịch là ăn, uống, sinh lý, tiêu hóa dưng mình ít chữ dịch
mạ nó trần trụi dư trên cho dễ hiểu) nên cũng cuốn theo mất nhiều thời gian cả
khi đang học và khi ra trường đi làm, sau đó không gặp thầy giáo nữa. Bằng đi 8
năm sau quả đất lại tròn vành vành, Phập lại bước vầu trường cũ để lấy Update
cái bằng mà dân ta vưỡn gọi là học Thạc sỹ, lại tiếp tục xay 3 môn nói trên đầu
tiên, một điều thú vị là lại gặp thầy giáo cũ dạy môn Kinh tế chính trị vưỡn nợ
câu chả lời từ hồi 8 niên về trước, thầy bây giờ tóc đã bạc nhiều hơn, nhưng
giọng vưỡn thế, dáng vưỡn thế, vưỡn sang sảng dảng về các hình thái kinh tế
chính chị.
Anh vưỡn hay đi học muộn,
hay bỏ học dưng thầy không thể nhận ra giữa anh Lò Văn Phập hộ khẩu người rừng
rú cách đây 8 niên râu ria tóc tai bù xù khi bạn gái về quê áo quẩn bẩn thỉu hôi
hám với Phập thời bây h hộ khẩu chốn phồn hoa, áo quần lịch sự, đi học bằng 4
bánh mát lạnh, dưng có 1 điều là giọng của người rừng thì vưỡn thế, âm lượng từ
hơn chục niên trước vưỡn thế không khác. Dưng lần nầy không hỏi kắc kớ thầy
giáo nữa mà nhằm giờ ra chơi mới hỏi, thì thầy nhận ra ngay là đây là người mà
thầy nợ câu hỏi từ trước. Lần nầy thì khác hẳn, thầy không né chánh nữa vì thầy
đã về hưu và trả lời luôn là: đó là Chủ nghĩa không tưởng.
Sao thầy không nói sớm ạ!
Sao thầy không nói sớm ạ!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét