Như đã nói, anh hứng mần lục sử là mần, không theo thứ tự thời
gian, phần nầy, anh nói về bạn Kpă Klơng, để cho dễ đọc anh Việt hóa ra cho dễ
đọc thành Kờ-Pa-Kờ-lâng, vậy anh là ai??
Sử Việt do các bạn đít thâm nổi tiếng bạn anh chép
rằng:”Kpă KLơng hay Kpa Kơ lơng (1948-1975) là một anh hùng lực lượng
vũ trang của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, người dân tộc Gia Rai ở tỉnh
Kon Tum, Việt Nam. Ông đã tham gia Chiến tranh Việt Nam với tư cách là một đội
viên du kích từ khi mới 15 tuổi, và sau đó là một chiến sĩ trinh sát của bộ đội
huyện Chư Prông từ năm 1965, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông nổi tiếng
với biệt tài bắn "xuyên táo", có thể nổ súng giết nhiều kẻ địch với
ít viên đạn. Khi 13 tuổi, ông xin tham gia du kích nhưng không được vì còn nhỏ.
Tức giận, ông chỉ dùng cung tên mà đã giết được 3 lính địch nên được nhập vào
du kích. Khi mới 15 tuổi, ông đã đánh 30 trận, lật 8 xe cơ giới và giết 88
địch”. Còn (Theo Báchkhoa Toàn thưt Việt Nam): ” ông tham
gia chiến đấu 32 trận, diệt 124 địch (có 6 lính Mỹ), phá huỷ 7 xe quân sự và là
chiến sĩ trinh sát gan dạ, bắn giỏi đồng thời là một trong những người diệt
nhiều địch nhất trên chiến trường Tây Nguyên.
Ngày 17 tháng 9 năm 1967, ông được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tên ông đã được đặt cho một trường trung học cơ sở ở xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa (Gia Lai) và một đường phố, một vườn hoa ở Gia Lai. Ngoài ra tên ông còn đặt cho một giải chạy việt dã do tỉnh Gia Lai tổ chức”. Còn đây có hẳn cả một phóng sự về anh http://baogialai.vn/channel/1622/2009/02/859065/.
Ngày 17 tháng 9 năm 1967, ông được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tên ông đã được đặt cho một trường trung học cơ sở ở xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa (Gia Lai) và một đường phố, một vườn hoa ở Gia Lai. Ngoài ra tên ông còn đặt cho một giải chạy việt dã do tỉnh Gia Lai tổ chức”. Còn đây có hẳn cả một phóng sự về anh http://baogialai.vn/channel/1622/2009/02/859065/.
Dũng sĩ Kpă Klơng trong ký ức đồng đội
Cập nhật lúc 08:47, Thứ Tư, 18/02/2009 (GMT+7)
Trời mưa, con đường vào làng Quen Rai (xã Ia Me, Chư Prông) trơn
trượt và lầy lội. Vậy mà, khi biết ý định của chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Rơ
Mah Chi rất vui và vô cùng hăng hái. Sau một cái khoát tay, anh cùng chúng tôi
tới nhà ông Kpuih Blang- người Xã đội trưởng năm nào của Anh hùng Kpă Klơng.
Ông Kpuih Blang mấy bữa nay không được khỏe, vợ ông- bà Siu Jek đang lui cui
nấu cháo. Khi chúng tôi tới, người chạy ra, đón vào nhà lại là ông Siu Blang-
đồng đội năm xưa của ông Kpuih Blang và Anh hùng Kpă Klơng, bởi “Mình quen đón
khách cho Kpuih Blang rồi, ngày nào mình cũng qua chơi mà”.
Làm văn nghệ cũng là đánh Mỹ
Những đồng đội năm xưa của Anh hùng Kpă Klơng còn lại chẳng
mấy người, ông Kpuih Blang nhẩm tính, vừa tròn cả 5 ngón tay: Gồm ông, Siu
Blang, bên Ia Pia có Kpă Hian, Kpă Hiơng, Kpă Iơng nữa, mấy người đó là cậu của
Klơng đấy. “Blang quên kể tên mình rồi- bà Siu Jek bất ngờ quay sang tôi thì
thầm- Mình trong đội văn nghệ xã cùng Klơng mà. Hồi đó, lần nào tới xem, Blang
cũng khuyên đội văn nghệ cố gắng hát cho hay, múa cho giỏi, Blang còn bảo: “Mặt
trận nói làm văn nghệ cũng là đánh Mỹ đó”, mấy lần Klơng xin vào du kích, Blang
cũng nói như thế, đâu đã đồng ý để Klơng làm du kích đâu”. Vậy là, đắm
mình trong lời kể của mí Jek, trước mắt tôi đang dần dần hiện hữu một Kpă Klơng
những năm lên 10, 11 tuổi, đứng đến ngang lưng người lớn với đôi mắt đục mà
sắc, vầng trán rộng, sáng, rất lỳ và đôi môi mọng đỏ lạ lùng. “Klơng hát hay,
nhớ bài nhanh và dễ dàng, giống như việc hàng ngày mình chỉ cần chạy tới suối
Ia Pia là có nước để uống vậy- mí Jek bồi hồi kể- Klơng được cả đội tin yêu,
được cả bộ đội thương mến. Nhưng đến năm 13 tuổi, lúc cha Klơng- một trong
những người đi đầu của cuộc nổi dậy Pak Jô bị bắt, bị bọn Mỹ dùng thứ cọc sắt 3
cạnh sắc bén bổ trên đầu, trên ngực, trên lưng, tóc ông nổi lềnh bềnh trong
nước suối Ia Pia thì Klơng đã rực lên ngọn lửa quyết tâm, ngay trong đêm tới
gặp Blang: “Anh Blang, anh phải cho Klơng vào du kích, Klơng muốn đánh giặc”.
Nghe Blang bảo”Klơng muốn làm du kích à, chưa được đâu. Klơng còn thấp hơn cây
súng cạc-bin mà. Klơng làm văn nghệ xã thôi, làm văn nghệ cũng là đánh Mỹ
mà...” thì giọng Klơng trở nên hừng hực: “Không, Klơng muốn lấy máu giặc kia!”.
Mũi tên A-kam và món quà mừng tuổi mới
Nghe vợ kể chuyện mình từ
chối Klơng vào du kích không chỉ một lần, ông Kpuih Blang trầm ngâm nhìn mãi ra
khoảng sân trước mặt. Trời vẫn ào ạt mưa. “Cái cơn mưa này cũng dai dẳng, cũng
dữ dội, cũng nhiều như ý chí của Klơng vậy- ông chầm chậm mở lời- Hai lần xin
mà chưa được vào du kích, Klơng đều im lặng ra về và tự tìm lấy cái cách giết
giặc của riêng mình. Lần đầu, Klơng đem về 5 cây chông, cả 5 đều đẫm máu. Là
Klơng cắm ở gần suối Ia Pia, nơi bọn biệt kích hay đi tuần, “không bị thương
thằng nào, chết hết. Klơng theo nó ra đến đường lớn, thấy nó bỏ xác 5 thằng lên
xe rồi mới về đây”. Lần thứ hai, Klơng dùng một mũi tên rút trên giàn bếp chạy
ra đường Plei Me, thấy thằng lính chỉ bị thương, Klơng bèn chạy ngay về hỏi mí
và tìm tới nhà cụ Sơt- người còn giữ và biết tạo ra những mũi tên thuốc độc
A-kam. 3 mũi tên, 3 thằng ngụy chết trên đường 14, không chỉ thế, bọn chúng còn
bị một phen kinh hồn. Cụ Sơt ra tận đầu làng đón Klơng, dẫn về nhà Ơi (nhà ông
Kpuih Blang- N.V) bảo: “Blang, thằng Klơng xứng đáng là du kích Jrai mình rồi
đó. Hãy giao cho nó một khẩu súng”. Ơi trao súng và 3 viên đạn cho Klơng: “Du
kích Klơng, 3 viên đạn đây, mỗi viên đạn phải lấy đầu 1 thằng giặc”. Nhưng 3
viên đạn ấy, Klơng mới dùng có 2 thôi đã chết 7 thằng giặc còn 1 thằng bị thương; viên thứ 3, Klơng đem về
trả lại cho Ơi. Năm sau, khi Klơng 15 tuổi, Ơi mừng tuổi nó 4 quả mìn.
Klơng đem mìn ra đường Plei Me đi Thăng Bình, chỗ ngọn đồi trống ven đường, nơi
bọn giặc thường chiếm để yểm hộ cho xe đi. Cả 4 quả mìn chớp nổ. 1 trung đội,
50 tên, chết cả, ngọn đồi sạch quang bóng thù”.
Và những cách đánh giặc không thể nào quên
“Klơng đã sáng tạo
ra những cách đánh giặc không thể nào quên- ông Siu Blang cười rất tươi khi
nhắc lại chuyện cũ- Đầu tiên là cách bắn xâu táo. Khi viên đạn đầu tiên trong
đời của Klơng xâu luôn 1 hàng 5 tên, tất cả du kích trong làng đều truyền nhau để học
theo lối xạ kích đặc biệt này. Còn với Klơng, không trận nào Klơng chịu đổi 1
viên đạn, 1 đầu thù. Trận ở trên rẫy, Klơng bắn 3 viên đạn, hạ 7 tên; trận đánh bọn tuần đường Plei
Me, Klơng bắn 7 phát, 19 tên lìa đời... Sau bắn xâu táo là những trận đánh mìn kỳ lạ-
như một loại mìn “có mắt, biết đánh hơi kẻ thù”. Ở cầu Ia Pia, ở suối Ia Kle, ở
đường Plei Me đâu đâu cũng gặp xác thù trôi nổi vì “gặp mìn” của Klơng”. Rồi
bất ngờ, giọng ông Sui Blang trở nên xúc động lạ thường: “Cái lần cả đội đánh
mìn trên đường Plei Me, diệt gần hết 1 trung đội dân vệ năm 1965 là tôi nhớ
nhất. Khi bọn giặc ồ ạt tiếp viện, Tiểu đội trưởng Thia ra lệnh lui quân, đến
trưa cả đội mới về đến làng, kiểm tra hàng ngũ thì thấy thiếu Klơng. Cụ Sơt vào
nhà, rút mấy mũi A-kam, quát lớn: “Đi tìm thằng Klơng, đi ngay, đi với tau”.
Chúng tôi ra con suối đầu làng thì gặp Klơng đang rửa vết thương. Cụ Sơt ôm
Klơng vào lòng, còn Klơng thì vẫn cười: “Klơng ở lại đánh cho các anh rút. Bọn
giặc đông quá, bắn không được, Klơng nằm im. Thấy chúng tới gần hơn, Klơng mở lựu đạn, để xì 3
giây, tống một quả. Chúng mất đầu 3 thằng, sợ quá, bọn kia chạy hết...”. “Tại sao Klơng không
nghe lời”-anh Thia hỏi. Klơng vẫn cười: “Klơng có nghe chứ. Nhưng rút cả rồi ai
chặn giặc cho các anh lui. Lúc đó em bị thương rồi. Em ở lại, em chết cũng được
vì em còn nhỏ, làm được ít việc. Các anh phải sống, các anh là cán bộ, làm được
nhiều việc cho dân mình”.
...Quanh chỗ chúng tôi ngồi, giờ đây đang chảy mãi những nỗi xúc động đến vô cùng. Mí Jek thì cứ cặm cụi thổi cho ngọn lửa trong bếp tràn ra. Ông Sui Blang thì lặng lẽ nắn nắn đôi vai cho người Xã đội trưởng năm nào. Còn ông Kpuih Blang thì vẫn không nguôi nhìn ra ngoài trời. Ngoài đó, mưa vẫn dai dẳng rớt, diết da như những giọt nước mặn mòi, ép từ bời bời ký ức đang ngân lên trong đôi mắt đỏ hoe của ông. Ông vẫn đang nhớ về một con người Jrai tuổi thiếu niên, chí anh hùng.
Thu Huế
Anh đọc xong thật là vãi dắm, tài thật, tài đến thế là cùng, chỉ
bắn có 2 viên mà 7 thằng địch lìa đời, 1 thằng bị thương, rồi bắn 7 phát hạ 19
tên, …thôi anh chỉ tập trung vào một số chỗ in đậm thôi. Đọc đoạn nầy xong cho
ta suy nghĩ gì, theo anh lo-gic là phải nầy: Thấy bọn giặc được huấn luyện
chính quy, thiện chiến mà như bọn trẻ con mới lên 3 tuổi nhưng nhát gan ấy nhở,
khi anh hùng Klơng bắn
phát đầu tiên chết 5 thằng xuyên táo ở một hàng, dưng bọn địch ở đó không
thèm nhúc nhíc, sợ quá đứng im luôn một chỗ, sợ đến nỗi mà địch vẫn đứng yên ở
hàng ngay ngắn, đợi anh Klơng bắn tiếp phát thứ 2, sau đó
anh Klơnglại tiếp tục chạy qua hàng khác và ngắm bắn bóp cò, lần
nầy đạn anh cũng xiên đến 4 dưng có 3 người chết, còn 1 người bị thương thôi,
he he. Điều quá đặc biệt là khi anh Klơng bắn xong phát
đầu mà không bị ăn đạn của bọn giặc do sợ quá ấy mà, còn điều đặc biệt thứ 2 là
gì, là nghe tiếng nổ và 4 người lính ngã xuống dưng các hàng khác vẫn đứng im
không nhúc nhíc tiếp là sâu nhở, cứ cho là anh Klơng bắn bằng
súng đạn 12,7 ly đi và khỏe như Ram-boo đi, loại nầy viên to dễ xiên táo hơn
thì địch nó đã chạy tán loạn rồi, mần sâu mà anh Klơng bắn
tiếp phát 2 chỉ chết có 3 thằng 1 thằng bị thương nhở, nghe hơn cả chuyện cổ
tích nhá. Hồi trước anh đọc xong mà cười phụt dắm, thế mà cứ ra rả ra rả niên
nầy qua niên khác, trẻ con và người lớn trẻ con (loại nầy anh tính cả đám sử da
đít thâm ở Việt, các giáio viên sử, sinh viên sử các loại và loài người già,
trẻ, trai, gái có cái thủ dưng chỉ dùng mỗi chức năng đội mũ thôi) tuyền nghe
và tin như thật 100%, đến giờ không tin về giở sách lịch sử của Việt và Bách
Khoa toàn thư mà xem anh nói có đúng không??? Ai có con đang học phổ thông tra
dùm anh phát xem nầu, trước anh học là có cái đoạn nầy đấy. Còn tiếp anh hi
sinh năm 1975 khi anh 27 tuổi, anh tìm đỏ mắt trên Gúc không thấy bất kỳ một
tấm hình nào của anh cả, thế mới tài, phóng viên và các đồng đội kể chuyện
chiến đấu cùng anh thật là VCL.
Tóm
lại cái đầu dùng để suy nghĩ chứ đừng để đội mũ như bây giờ là sẽ có nhiều cái
hay ho, chứ học sử và vui vẻ như văn học chuyện cổ tích nầy thì bỏ mẹ cái khái
niệm sử ra khỏi đời sống đi cho đỡ vướng nhở.
1 nhận xét:
Ờ tôi cũng nhớ hồi xưa có học về chuyện này, nhưng học như vẹt có nghĩ gì đâu mà biết. Giờ Phang Phập phân tích mới thấy, thật VCL.
Đăng nhận xét