Lịch sử bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc là một trường hợp độc
nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại. Nó được phủ bóng với mật độ dày đặc
của các cuộc chiến xâm lược (từ Trung Quốc) và chống xâm lược (từ Việt
Nam), với một tần suất mà không có bất kỳ trường hợp nào khác có thể so
sánh.
Tính từ thế kỷ thứ 10 đến nay, không dưới 10 lần người
Việt phai chịu đựng các cuộc tiến công xâm lăng từ phương Bắc. Năm 938
Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Người Việt được
hưởng hoà bình ít năm, cho đến năm 981, Lê Hoàn phá tan quân Tống. Sang
thế kỷ thứ 11, Lý Thường Kiệt mang quân đại phá Ung Châu và lui về đắp
lũy trên sông Như Nguyệt. Chiến thắng này của nhà Lý mang lại hoà bình
cho Việt Nam đến thế kỷ thứ 13. Từ năm 1258 đến 1288, trong ngắn ngủi có
30 năm, người Việt Nam phải hứng chịu ba cuộc xâm lược tàn bạo đến từ
Trung Quốc. Đạo quân xâm lược từ phương Bắc quay lại vào năm 1404. Lần
này phải mất 23 năm, đến năm 1427 người Việt mới giành lại được độc lập
dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Đây cũng là lần xâm lược để lại hậu quả đau
thương nhất cho văn minh người Việt, khi Trung Quốc thực hiện việc đốt
phá kinh sách, đập phá văn bia trong suốt những năm chiếm đóng nhằm hủy
diệt văn hoá và đồng hoá Việt Nam. Sang thế kỷ thứ 18, Trung Quốc một
lần nữa xua quân chiếm kinh đô Thăng Long. Lần này chúng gặp một đối thủ
cứng cựa là vua Quang Trung, bị đánh tan tác và phải tháo chạy về nước
sau ít tháng. Cuộc đô hộ 80 năm của Pháp ở Việt Nam khiến các đạo quân
xâm lăng phương Bắc bị gián đoạn trong một khoảng thời gian. Đến năm
1974, chúng quay lại chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Năm năm sau đó, 30
vạn quân Trung Quốc tràn xuống phía Bắc. Bị chặn lại và phải tháo lui,
tuy nhiên tình trạng chiến tranh còn bị duy trì đến tận những năm 1990.
Năm 1988, Trung Quốc xua hải quân chiếm đóng một phần Trường Sa. Đến năm
2014, Trung Quốc xua hạm đội và giàn khoan cắm sâu vào lãnh hải Việt
Nam, trong một mưu đồ xâm lăng không hề che dấu.
Có thể nói, ý đồ
Nam tiến của Trung Quốc, chưa bao giờ phai nhạt trong suốt lịch sử tồn
tại của nó. Đây là một mục tiêu xuyên suốt và luôn được kế thừa bởi mọi
triều đại nắm quyền tại Bắc Kinh. Ở đây có một liên tưởng lịch sử khá
khôi hài là Trung Quốc nhiều lần lớn tiếng đòi Nhật Bản phải hối lỗi về
quá khứ xâm lăng trong thế chiến thứ hai. Nhật chiếm đóng Trung Quốc đến
nay chỉ duy nhất có một lần. Trong khi nếu nhìn vào mật độ dày đặc của
các cuộc chiến xâm lược Trung Quốc tiến hành với Việt Nam, có thể nói
đất nước có ít tư cách đòi hỏi người khác phải hối lỗi vì chiến tranh
xâm lăng nhất chính là Trung Quốc.
Hầu hết các nước châu Á sống
cạnh Trung Quốc đều đối mặt với nguy cơ bị xâm lược. Họ chỉ thoát khỏi
bóng ma ám ảnh này khi thật sự mạnh lên và thành công trong tiến trình
hội nhập với nền văn minh phương tây. Ngày nay, dù phải đối mặt với một
vài nguy cơ xung đột về lãnh hải, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc đều khá an
toàn với niềm lực kinh tế hùng hậu và những mối quan hệ đồng minh thân
thiết giúp đảm bảo an ninh. Ngược lại, quốc gia đang đứng trước nguy cơ
bị xâm lăng ( về lãnh thổ) và thôn tính (về mặt kinh tế) nặng nề nhất
tại Á Châu chính là Việt Nam. Có thể nói, chưa bao giờ tương lai của
người dân Việt Nam bị đe dọa và thách thức như hiện nay, khi trên biển
giàn khoan và hạm đội Trung Quốc đang ngày một tiến sâu vào lãnh hải
Việt Nam, còn về mặt kinh tế, Trung Quốc gần như đã biến Việt Nam thành
một nền kinh tế phái sinh, lệ thuộc nặng nề và trở thành một công cụ
giúp Trung Quốc gia tăng trên 20 tỷ USD thặng dư thương mại hàng năm.
Trong
bối cảnh ấy, cơ may cho Việt Nam đến từ Shangri la, một hội nghị an
ninh toàn cầu được tổ chức tại Singapore, nơi Trung Quốc phải chịu những
đòn lên án nặng nề từ hầu hết các nước tham dự do dã tâm xâm lược của
nó. Việt Nam đến hội nghị với sự dẫn đoàn của ông Phùng Quang Thanh,
đương kim bộ trưởng Quốc Phòng. Thông điệp của ông Thanh khá mù mờ và
méo mó, khiến nhiều nước tham dự hội nghị không rõ Việt Nam đang thực sự
muốn gì. Dường như xuyên suốt tham luận của ông Thanh, chỉ là mong muốn
Trung Quốc kéo giàn khoan về, còn mọi thực trạng giữa Trung Quốc với
Việt Nam hiện tại đều đáng hài lòng, như nhận xét ông ta nhiều lần nhất
mạnh. Vị đại tướng béo tốt này có vẻ không tính đến thực tế bất lợi gần
như tuyệt đối trong giao thương với Trung Quốc của Việt Nam hiện nay.
Ông ta có vẻ cũng không tính tới thực tế là nhiều quốc gia khác đang
muốn liên minh hay hỗ trợ Việt Nam, sẽ phai e ngại thực tế bị Việt Nam
bán đứng nếu Trung Quốc chìa tay ra giúp xoa dịu để Việt Nam duy trì
nguyên trạng sau khi đọc diễn văn của ông ta tại hội nghị. Cảm giác rõ
nét nhất là tính rối rắm trong thông điệp của ông Thanh. Có thể nói viên
tướng béo tốt này có ít khí chất của một quân nhân nhất so với những
người tiền nhiệm của ông ta, vốn đều từng được tôi luyện trong các cuộc
chiến chống ngoại xâm liên tiếp của Việt Nam trong thế kỷ 20.
Nếu
ông Thanh muốn gửi đến Trung Quốc một thông điệp mềm mỏng có phần quỵ
lụy, ông ta đã làm tốt và thành công vượt mức mong đợi. Ngược lại, những
quốc gia đang trông đợi ở Việt Nam một thông điệp ngoại giao đơn giản
và rõ ràng, ít nhiều sẽ thất vọng. Chắc chắn họ sẽ phải tính toán kỹ
trong bài toán liên minh hay trợ giúp Việt Nam, vì nếu lịch sử Việt Nam
lừng tiếng với những vị tướng chống ngoại xâm, thì nó cũng có không ít
vết đen bởi những cái tên bán nước như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống hay
mới đây hơn là Hoàng Văn Hoan.
Trong những ngày gần đây, có lẽ
thứ đang được nhắc đến nhiều nhất ở Việt Nam, là hai câu hỏi: Làm sao để
Trung Quốc rút giàn khoan? Và làm sao thoát Khựa?
Nếu câu hỏi
thứ nhất là dễ trả lời bởi kiểu gì Trung Quốc cũng sẽ rút trước mùa bão
năm nay. Nhưng chúng sẽ quay lại, đông hơn, mạnh hơn nếu người Việt
không trả lời được câu hỏi thứ hai: Làm sao thoát Khựa? Thoát về kinh
tế, thoát về ngoại giao, thoát về bản sắc văn hoá, thoát về chính trị và
đương nhiên mạnh mẽ về quân sự để tự bảo vệ được mình.
Có khá
nhiều ý kiến và tranh luận sôi nổi của giới trí thức Việt Nam, những
người có tầm nhìn xa, về các giải pháp để thoát dần khỏi sự lệ thuộc
kinh tế, về các cải cách cần thiết đối với hệ thống chính trị, về các
mối liên minh chính trị, quân sự, ngoại giao tiềm năng... Hầu hết đều
nói đúng, nhưng thứ quan trọng nhất thì không thấy ai đề cập đến: Ai sẽ
làm, hoặc cho phép làm tất cả những giải pháp và định hướng đúng đắn ấy?
Câu chuyện quay ngược trở về xuất phát điểm ban đầu: Mục tiêu của chế độ chính trị Việt Nam hiện nay, họ đang muốn cái gì?
Họ
muốn đất nước đi lên? Họ muốn Việt Nam độc lập, hùng mạnh? Hay đơn giản
là mong muốn duy trì quyền cai trị và đặc lợi càng lâu càng tốt?
Trong
hai mươi năm qua, có thể nói chế độ chính trị Việt Nam rất thành công
khi củng cố quyền cai trị tuyệt đối trên một nền tảng hủ bại về lý
tưởng. Kết quả là Việt Nam có một nền kinh tế ì ạch rất nhiều so với
tiềm năng, mức độ tham nhũng gia tăng theo cấp số và kinh tế ngày một lệ
thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Nếu chế độ chính trị của Việt Nam vẫn
tiếp tục như hiện nay, tương lai tất yếu của chúng ta sẽ là Tân Cương
hay Tây Tạng. Lối thoát duy nhất, là những cải cách cần thiết để Việt
Nam thoát Khựa thành công, là sự gắn kết về kinh tế, chính trị, văn hoá
với Nhật, Mỹ và Phương Tây.
Nếu có điều gì người Việt cần phải
làm trong thời khắc sống còn này, chính là làm mọi điều có thể để biến
cái mong muốn đó thành hiện thực. (Phần này anh Lãng lược bỏ 5000 chữ và
sẽ viết riêng trong một thiên Lãng luận có tiêu đề "Giải pháp" hoặc
"làm cái đéo gì giờ?")
Lang thang mạng, anh thấy Lãng bạn anh có những cái tư tổng kết rất hay, anh xin phép cốp về đây thi thoảng cần cho dễ tìm...
NOW MOVE (SANG QUÁN MỚI)
10 năm trước
0 nhận xét:
Đăng nhận xét