Home » , » Chính Lưu Bị là người giết Quan Vân Trường

Chính Lưu Bị là người giết Quan Vân Trường


Thứ trưởng Bộ Điện ảnh-Truyền hình TQ Lưu Tập Lương trao giải cho Chủ Blog tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh...
Năm 1992, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc tổ chức cuộc thi: Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Trung Quốc Cup Giai Lệ. Cuộc thi kéo dài suốt từ năm 1991 sang năm 1992.
Cuộc thi tổ chức cho tất cả thính giả nghe đài của tất cả các thứ tiếng. Có 10 câu hỏi, thính giả nào trả lời được coi như đã nắm được những gì là cơ bản nhất của văn hóa Trung Hoa.
Cuộc thi đã thu hút trên 100.000 thính giả của hơn 100 nước dự thi, Việt Nam có hơn 1.000 người dự thi. Cuộc thi bao gồm 1 hệ thống giải từ giải nhất đến giải tư được Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc gửi tặng thưởng tới tận tay.
Ngoài hệ thống giải chính thức này, Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc đã trao 6 giải đặc biệt cho 6 thính giả có bài dự thi xuất sắc nhất, 6 thính giả này được Đài mời thăm Bắc Kinh 1 tuần vào cuối tháng 11/1992; đi về bằng vé máy bay do Đài này đài thọ.
6 nước có thính giả được nhận giải đặc biệt là Ấn Độ, Pakistan, Xri Lanca, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Tôi, chủ Blog là thính giả Việt Nam được trao giải này tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh. Hai người trực tiếp trao giải cho tôi là ông Lưu Tập Lương-Thứ trưởng Bộ Điện ảnh Phát thanh và truyền hình và ông Lưu Đức Hữu-Thứ trưởng Bộ Văn hóa Trung Quốc.
Sở dĩ tôi nhận được Giải đặc biệt là do ngoài việc trả lời được 10 câu hỏi trên, là điều mà nhiếu người dự thi đã làm được, tôi đã phát biểu một số ý kiến về quá trình tiếp nhận văn hóa Trung Hoa của mình qua kênh văn học…Tôi đã nhắc tới hình tượng Gia Cát Khổng Minh của bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, một thần tượng mê say của tôi khi tôi còn bé. Thế nhưng khi đã trưởng thành, tôi bắt đầu nhận thức được thực ra rằng: do văn tài của La Quán Trung nên đã tô vẽ làm quá lên chân tài của Gia Cát Lượng ; qua ngòi bút của La Quán Trung người đọc thấy hình như Lưu Bị là kẻ ú ớ chính trị.
Bằng những sự kiện, cứ liệu của ngay chính Tam Quốc diễn nghĩa, tôi đã chứng minh Gia Cát Lượng đã phạm tới 5 sai lầm có tính chiến lược; do 5 sai lầm chiến lược này tôi có nhấn mạnh tới 2 sai lầm lớn: đưa quân Bình Man, ( Trong TQDN gọi là 7 lần bắt 7 lần tha Mạnh Hoạch; ngầm ám chỉ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979) và việc sai Quan Vũ đánh Uyển Thành…là những nước cờ chiến lược sai lầm, những nước cờ căn cốt này đã dẫn Thục Hán đến bờ sụp đổ, bại vong…
Theo tôi, sở dĩ tôi được Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc trao giải vì đã có ý kiến kể trên, đề nghị xem xét lại chân tài của một nhà chính trị được chính giới Trung Quốc nhiều đời đánh giái là vĩ nhân, kiệt xuất; người Trung Quốc có câu: Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng; Thừa tướng muôn đời Lưu Bá Ôn…
Ý kiến này sau đó tôi đã công bố trên Tạp chí Truyền hình và Lao động Xã hội vào giai đoạn 1993-1994; được đưa vào Tập bút ký, phóng sự điều tra: Mặt trái của cơ chế thị trường-Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin ấn hành năm 1996; bài viết có tiêu đề: Những sai lầm chiến lược của vạn đại quân sư Gia Cát Lượng…
Điều bất ngờ là năm 2005, trên Quang Minh nhật báo, một tờ báo xuất bản tại Hồng Kông cũng đã xuất hiện loạt bài của Giáo sư Chu Tử Ngạn, những ý kiến rút từ trong tập Đưa Gia Cát Lượng ra khỏi thánh đường; cuốn sách này được công bồ với hàng loạt những khảo cứu từ nhiều nguồn tư liệu của Trung Quốc nhằm mục đích hạ bệ thần tượng Gia Cát Lượng. Trong tập khảo cứu này, Chu Tử Ngạn mới hạ bệ Gia Cát Lượng mà chưa hạ bệ Lưu Bị.
Một trong những ý kiến phân tích tâm tài của Khổng Minh, Chu Tử Ngạn có nhắc tới trận Uyển Thành mà ông cho là sai lầm của Gia Cát Lượng, sai lầm đã đấy Thục Hán đến chỗ bại vong. Ý kiến này của Chu Tử Ngạn hoàn toàn trùng với ý kiến của Chủ Blog này được nêu trước Chu Tử Ngạn gần 15 năm.
Chu Tử Ngạn cho rằng: đánh Uyển Thành là nước cờ Gia Cát Lượng bày đặt ra để đẩy Quan Vũ vào chỗ chết để tạo cơ hội cho mình leo lên được ngôi vị thứ 2 trong tập đoàn quân phiệt Lưu Bị. Bởi vì, sau trận đại chiến Xích Bích, Chu Tử Ngạn đã tìm thấy cứ liệu cho thấy: lương của Gia Cát Lượng được Lưu Bị trả cho là mức lương của Quân sư trung lang tướng; mức lương cũng chỉ bằng lương của Triệu Vân; tức Gia Cát Lượng cũng chỉ được xếp hàng thứ năm, thứ sáu. Nếu diệt được Quan Vũ thì nghiễm nhiên Gia Cát Lượng sẽ chỉ còn đứng dưới 1 người và đứng trên vạn người…
Tóm lại trong cuốn khảo cứu Đưa Gia Cát Lượng ra khỏi thánh đường…công bố năm 2005, một trong những luận thuyết mà Chu Tử Ngạn đã đưa ra để chứng minh, lật đổ thần tượng Gia Cát Lượng: Trận đánh Uyển Thành là nước cờ đầy dã tâm của Gia Cát Lượng nhằm hạ sát Quan Vũ?
Khi Trung Quốc đưa ra giả thuyết này năm vào năm 2005, trùng với ý kiến mà chủ blog đã nêu vào năm1991, đọc những kiến giải này của Chu Tử Ngạn, chủ Blog lại có cách kiến giải khác. Theo ngu ý của Chủ Blog thì kẻ nuôi dã tâm đẩy Quan Vũ vào chỗ chết chính là Lưu Bị, ông anh kết nghĩa vườn đào khi xưa của Quan Vũ chứ không phải là Gia Cát Lượng.
Lễ kết nghĩa vườn đào đã đi vào lịch sử Á Đông như một thứ khuôn mẫu về tình nghĩa thủy chung của những con người cùng chí hướng ( đồng chí ), cùng nhau gắn kết để mưu sự nghiệp lớn…Do vậy nhắc lại chuyện Lưu Bị- Quan Vũ trong lúc này cũng là cần thiết, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc-Việt Nam một mặt vẫn gầm ghè nhau trên biển Đông, mặt khác cũng lại chuẩn bị một lễ kỷ niệm hoành tráng 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt-Trung; một cái lề kết nghĩa vườn đào thời hiện đại được bảo lãnh bằng 16 chữ vàng ?
Sau đây mời bà con đọc lại những kiến giải này của chủ blog đã được đăng trên Vietnamnet vào năm 2008…
Mắc sẵn mồi thơm giật cá ngao…
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả khi nghe tin Quan Vũ bị Đông Ngô bắt giết, Lưu Bị nhiều lần khóc ngất đi và thề sẽ cử binh đánh báo thù cho Quan Vũ, mặc cho nhiều tướng khuyên can. Một thủ lĩnh, cầm trong tay binh hùng tướng mạnh như Lưu Bị, đẩy người em kết nghĩa đánh liều mạng vào nơi nguy hiểm, khi bị vỡ trận lại không hề cắt cử quân đi cứu, cho dù trên danh nghĩa, có thể đi mà không cứu được, để cho sự biến xảy ra rồi mới kêu khóc như đàn bà phỏng có tin được?!
Việc Quan Vũ bị nguy khốn, Lưu Bị phải biết tin trước hàng tháng trời? Bỏ mặc Quan Vũ tự xoay xở sống chết với quân Ngô, quân Tào, có đúng chỉ là dã tâm của Gia Cát Lượng như chủ kiến của Chu Tử Ngạn và một số học giả Trung Quốc khác đã lên tiếng?
Vào thời điểm đó, Gia Cát Lượng mới giữ chức Quân sư trung lang tướng, giống với công việc của “ Nhà thầu tư vấn thiết kế” trong các dự án đầu tư thời hiện đại. Mọi quyết sách chắc chắn nằm trong tay Lưu Bị, Lưu Bị mới là chủ đầu tư, chủ tài khoản của mọi “dự án” khởi binh của nhà Thục Hán. Vào thời điểm phát binh đánh Uyển Thành hoàn toàn khác với giai đoạn bảy lần khởi binh ra Kỳ Sơn sau này của Gia Cát Lượng.
Khi tiến hành các chiến dịch Bắc phạt, Gia Cát Lượng đã được phân cấp, với chức danh Thừa tướng, Gia Cát Lượng thật sự là “chủ đầu tư dự án”, còn hậu chủ Lưu Thiện chỉ sắm vai “chủ quản đầu tư”...Do đó, trách nhiệm về thất bại trong chiến dịch đánh Uyển Thành dẫn đến Quan Vũ bị giết, không thể đổ lên đầu Gia Cát Lượng.
Cũng giống như trách nhiệm về 7 lần ra Kỳ Sơn và lần cuối chém chết Nguỵ Diên sau này thuộc về Gia Cát Lượng chứ không thể quy cho hậu chủ Lưu Thiện. Theo chúng tôi nếu Gia Cát Lượng là kẻ “chủ mưu”, là người úm Lưu Bị trong vụ để mất Kinh Châu thì làm sao có thể sống nổi với Lưu Bị được, sau này làm sao Lưu Bị còn phó thác con côi?
Chúng tôi đồ rằng, “Dự án đầu tư” phát binh đánh Uyển Thành cho dù do tư vấn lập nhưng đã được bàn tính kỹ, được đích danh Lưu Bị phê duyệt cẩn thận. Khi triển khai dự án này, Lưu Bị đã tính toán kỹ hết các khả năng của cả 3 phương án: thành công mỹ mãn, hoà vốn, gặp rủi ro và thua cháy tui... Một con người già nửa đời cầm quân không thể không so đo tính toán thiệt hơn, không thế ú ớ khi tự mình cầm quân đi.
“ Doanh nhân” Lưu Bị cũng đã rà tính hết tất cả đáp án của các phương án “kinh doanh” kể cả xấu nhất: nếu gặp rủi ro cháy túi thì sẽ tìm cách thu lãi ở “quả” khác, coi như một cú thăm dò thị trường. Phát động chiến dịch quân sự đánh Uyển Thành, Lưu Bị đã có các tính toán sau đây:
1/ Về nội trị:
Khi mới khởi nghiệp, nhà Đông Hán đang ở thời kỳ loạn ly, do đó Lưu, Quan, Trương kết nghĩa với nhau, dựa vào nhau để cùng tồn tại, cùng mưu sự nghiệp lớn. Khi Lưu Bị đã chiếm được Kinh Châu và thu thêm cả Tây Thục thì mối quan hệ Lưu, Quan, Trương từ quan hệ “huynh đệ” chuyển qua quan hệ “vua tôi”, có trên có dưới, giữ nghĩa nhưng phải theo lễ: khuôn phép chứ không còn xuế xoà anh anh, tôi tôi, “ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu” như thuở hàn vi. Đây chính là nguyên nhân mà khi thành đạt nhiều hoàng đế đã chém chết đại thần, những người cũng mình đồng cam cộng khổ trong thời nằm gai nếm mật. Không nói đâu xa, ông tổ của Lưu Bị là Hán Cao Tổ, khi thành đế nghiệp thì diệt luôn Hàn Tín, và bao đại thần khác...

Qua Tam Quốc diễn nghĩa và qua nhiều sử sách cho thấy: Quan Vũ là kẻ kiêu ngạo, cuồng vọng, cậy khoẻ, không coi ai ra gì. Khi đã trở thành hoàng đế, Lưu Bị chắc chắn không khỏi có lúc khó chịu, bị mất mặt vì cá tính giang hồ, thảo khấu đó của Quan Vũ. Chưa nói trong trận Xích Bích, Quan Vũ không lập được công cán gì, giao cho đi đánh chặn Tào Tháo, kẻ thù không đội trời chung của Lưu Bị, vì “ nể nang” với tình xưa nghĩa cũ mà tha cho Tào Tháo chạy thoát. Tuy Lưu Bị không xử Quan Vũ theo quân lệnh nhưng chắc chắn trong bụng không ưa gì Quan Vũ.

Khi Lưu Bị vào Tây Thục giao cho Quan Vũ cai quản 9 quận Kinh Tương và 4 quận mới thu về, đáng lẽ được như vậy Quan Vũ phải nhũn nhặn, biết điều, biết ơn huynh trưởng: đối đãi với mình như vậy cũng là hậu. Được ngồi một chỗ “thơm”, chỉ việc đánh cờ, giữ nhà lại không biết thân biết phận còn “tinh tướng”, tỏ thái độ đòi hỏi, suy bì hơn kém với Mã Siêu, Hoàng Trung, khi nghe tin họ có tên trong danh sách được phong Ngũ hổ đại tướng ngang hàng với mình; lúc đầu Quan Vũ có ý định từ chối không nhận.
Lưu Bị muốn làm nên đế nghiệp phải dựa vào nhiều người, cho dù Quan Vũ có “ thâm niên” theo Lưu Bị hơn, nhưng thử hỏi với những gì Quan Vũ đã làm, được thêm chức lại có quyền, hơn hẳn các tướng khác mà còn chưa chịu thì “huynh” biết xử với “đệ” và các tướng lĩnh khác như thế nào? Theo chúng tôi đó là bất đắc ý nhứ hai của Lưu Bị đối với Quan Vũ. 

Đã không bỏ công sức ra nhiều mà lại còn đòi được ngồi ”mâm trên” thì “huynh”cũng phải cho “đệ ” biết thế nào là lễ độ, cho đệ thử một mình cầm quân ra đối địch với quân Tào xem sao, xem đệ có ngông nghênh được không. Cử Quan Vũ mang 3 vạn quân đi đánh Uyển Thành là một việc làm quá sức đối với Quan Vũ. Với việc này, Lưu Bị nhằm mục đích dạy cho Quan Vũ biết lễ độ với mình, biết điều hơn, không “gây gổ” với đám Hoàng Trung, Mã Siêu, Triệu Vân...
Đừng tưởng ông anh chú đánh được Ích Châu và Hán Trung ngon xơi lắm. Nếu đệ tài, giỏi, đánh được Uyển Thành thì hoan nghênh đệ, đệ xứng đáng đứng sau huynh và đứng trên đám tướng lĩnh khác; nếu không làm được thì đệ phải biết lễ độ, không được tinh tướng, ra vào, nói năng phải khuôn phép, đừng có động tý lại đỏ mặt lên, lại vuốt râu mà xưng ta đây. Bây giờ huynh là vua của thiên hạ chứ đâu có còn anh anh, tôi tôi với riêng đệ. Huynh không bảo được đệ làm sao bảo được đám quần thần trăm người trăm bụng...
2/ Về ngoại giao:
Thứ trưởng Bộ Văn hóa TQ Lưu Đức Hữu bắt 2 tay chúc mừng chủ Blog tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh năm 1992; Đứng cạnh là Giám đốc Đài Hứa Hạo Đình...
Sau khi thu phục được Ích Châu, Hán Trung, buộc Tào Tháo phải bỏ của chạy lấy người, cộng với 13 quận Kinh Tương, thế và lực của Bị đã trở nên cực lớn khiến cho cả Ngô, Nguỵ phải kiêng dè.
Bản thân Lưu Bị không thể không ngộ nhận, choáng về khả năng và sức lực của mình. Mặt khác tham vọng lãnh thổ, bành trướng đất đai là loại tham vọng không có điểm dừng. Đánh Uyển Thành vừa là “bài thi” Lưu Bị đưa ra để “sát hạch” Quan Vũ, ngoài ra còn là một phản ứng thử thời vận của Lưu Bị.
Một con người như Lưu Bị không bao giờ thoả mãn với những gì có trong tay như Lưu Biểu, Lưu Chương, Trương Lỗ... Nếu quả thật “vận số” nhà Hán một “thương hiệu” mà Lưu Bị đang “kinh doanh” đang có hiệu quả, đang “vào cầu”, còn có thể ăn nên làm ra thì biết đâu, phá xong Uyển Thành, quân Tào Tháo nao núng, nhân cơ hội này thôn tính luôn Trung Nguyên. Thời cơ, thời vận không thử, không phiêu lưu làm sao biết được, làm sao đến được... Bao năm Lưu Bị chỉ biết chạy dài và phòng thủ, giờ Lưu Bị chuyển sang “lối đá Hà Lan”, tấn công và gây sức ép toàn sân, hết thảy mọi vị trí, hễ khoan thủng được chỗ nào là ào luôn vào mũi đó...
Sau khi bình xong Tây Thục, Lưu Bị từng giao kèo với Lỗ Túc sẽ trả lại Kinh Châu cho Tôn Quyền, Lưu Bị không muốn trả, tất nhiên Quan Vũ cũng không đời nào chịu buông cái mảnh đất béo bở mà mình đang cai quản. Quan Vũ luôn “cà khịa” với Tôn Quyền, với Lỗ Túc là bởi nếu minh ước này được tuân thủ thì Quan Vũ mất chỗ, mất ghế. Về phía Tôn Quyền thì sau khi đã nhịn nhục gả em gái của mình cho Lưu Bị hơn em mình mấy chục tuổi, mong dùng gái trinh “hối lộ” Lưu Bị, nhằm lấy lại được thêm mấy thước đất cho bõ công cất quân ra đánh nhau với Tào Tháo trong trận Xích Bích và khỏi mất mặt với đám quần thần. Không lấy lại được đất, Tôn Quyền cho bắt em gái về. Mất vợ, Lưu Bị cắt luôn tình giao hảo, minh ước liên minh Ngô Thục này coi như chỉ còn trên giấy.
Như vậy khi phái Quan Vũ đánh Uyển Thành, Lưu Bị chắc chắn cũng đã lường trước việc khả năng Tôn Quyền trở mặt đánh úp Kinh Châu; thế tại sao Lưu Bị vẫn cho tiến hành chiến dịch phiêu lưu quân sự này mà không đề phòng Tôn Quyền xấu chơi, trở mặt?
Phát động chiến dịch Uyển Thành, một mũi tên Lưu Bị bắn ra nhằm tới nhiều mục đích: Thử thời vận, nếu Tào Tháo đến thời mạt vận thì chơi luôn Tào Tháo; nếu Quan Vũ không làm nên công cán gì thì đây là bài học để dạy cho gã “hãnh tướng” này biết lễ độ. Còn nếu Tôn Quyền thừa cơ Kinh Châu bỏ trống, xông sang “đánh trộm” thì Lưu Bị sẽ có cớ cử đại quân sang nói chuyện phải trái với Tôn Quyền. Quân của Lưu Bị bây giờ đang rỗi, đang sung, đang “ngứa ngáy” chân tay. Nếu không đánh được Nguỵ thì nhất quyết Thục phải quay sang tìm cớ “chơi” Ngô. Chín quận tám mươi mốt châu Giang Nam cũng đáng để Lưu Bị cử binh sang thăm hỏi lắm.
Theo ngu ý của Chủ Blog này thì đó chính là tính toán, là “tim đen” của Lưu Bị. Về phương diện này những “chí lớn” như Lưu Bị và Gia Cát Lượng ắt đã gặp nhau khi quyết định chiến dịch phiêu lưu quân sự đánh Uyển Thành. Như vâỵ Quan Vũ là một con tốt được Lưu Bị và Gia Cát Lượng ném qua hà, một thứ “ tiền đạo cắm” của Lưu Bị xua qua để thử phản ứng, thử thời vận và còn để nhử mồi đao binh, một “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” thời Tam Quốc...
Một vấn đề khi con tốt này gặp nguy, thế tại cả Lưu Bị lẫn Gia Cát Lượng đều tịnh không có một hành động ứng cứu tượng trưng nào? Gia Cát Lượng ngoảnh mặt đi thì đã rõ, vậy còn “tình nghĩa vườn đào” đối với Lưu Bị chẳng lẽ đã quên?
Của đáng tội, Lưu Bị có sai Lưu Phong-Mạnh Đạt đi cứu nhưng hai vị này không chịu cất quân đi, lấy cớ là ở nhà giữ thành. Vì hành động này mà sau đó ông con nuôi Lưu Phong mất mạng.
Thực ra Lưu Phong không đi cứu Quan Vũ cũng có cái lý của Lưu Phong, ngoài cái lý Quan Vũ bình thường vẫn coi Lưu Phong không ra gì. Lưu Phong không cất quân đi cứu Quan Vũ trước hết xét thấy mình không phải là đối thủ của Tôn Quyền, giữ thành thì được còn mang quân ra khỏi thành để ra mà chọi nhau ăn thua với quân Tôn Quyền thì Lưu Phong thấy không đủ sức. Mặt khác, Lưu Phong cũng đánh hơi thấy: Lưu Bị đã có ý bỏ rơi Quan Vũ rồi thi mình có cất quân đi phỏng có tích sự gì, chỉ mang dầu đi chữa cháy.
Thế tại sao Lưu Bị lại cho chém Lưu Phong; đây chẳng qua là động tác giả để che dấu cái tâm hiểm độc muốn bỏ rơi ông em của Lưu Bị; Nói chính xác hơn, Lưu Bị đã sử dụng cái đầu ông em Quan Vũ, kết nghĩa vườn đào thề cùng sống chết để nhằm mục đích làm mồi câu nhử những con cá ngao chính trị khác…
Theo chủ Blog, Lưu Bị chủ trương “thanh lý” con tốt Quan Vũ bởi xét thấy vào thời điểm đó: lợi ích mà Quan Vũ có thế mang lại được cho Lưu Bị thì ít, Quan Vũ già rồi, nhưng đãi ngộ thì không chừng nào cho vừa. Lưu Bị thí tốt Quan Vũ để có cớ phát động một chiến dịch quân sự lớn nói chuyện phải trái với Đông Ngô. Như vậy “dự án”này sẽ là tiền đề cho một “dự án” cấp nhà nước khác lớn hơn.
Nếu Lưu Bị có cử binh đi cứu Quan Vũ thì khi cứu được về Lưu Bị cũng phải chặt đầu Quan Vũ. Bởi lúc này là quan hệ vua tôi chứ không lơ mơ anh anh tôi như trước đây: quân thua chém tướng. Vào triều thì phải đi theo bước của cung phi, một kẻ đầu nóng, tim nóng, ngông ngạo như Quan Vũ thì khó lòng bảo toàn được thủ cấp. Nếu Lưu Bị cứ tiếp tục giữ quan hệ xuề xoà, huynh huynh đệ đệ với một ông mãnh như Quan Vũ thì làm sao sai phái các tướng khác dốc lòng dốc sức. 
Khi xưa sau trận Hoa Dung, Quan Vũ tha cho Tào Tháo, nếu là tướng khác thì khó lòng giữ được mạng sống; Lưu Bị cho qua bởi nếu chém Quan Vũ sẽ làm tổn thương đến cái gọi là tình nghĩa anh em trong nội bộ quân mình, là chiêu thức mà Lưu Bị đang cần giương cao để chiêu binh, mãi mã, thu phục nhân tài.
Vào thời điểm đó, Lưu Bị đang trong thế thắng và đang cần người do đó chém tướng là điều khó lòng làm công tác tư tưởng với ba quân. Sau trận Uyển Thành, để Tôn Quyền “thịt” Quan Vũ, về chính trị thuận cho Lưu Bị và “được giá” về quân sự vì có cớ cử binh phạt Ngô.
Tào Tháo và Tôn Quyền kẻ sớm người muộn cuối cùng đều đã nhận ra độc chiêu này của Lưu Bị. Do đọc, tính ra nước cờ hiểm này, hiểu rõ tim đen, hiểu rõ thế, lực lẫn cuồng vọng của Lưu Bị nên để đối phó với 3 vạn quân của Quan Vũ, Tào Tháo đã cử năm cánh quân đi cứu viện cộng thêm 10 vạn quân đi sau tiếp ứng. Việc cử binh này của Tào Tháo vừa để diễu võ dương oai, vừa nhằm đập tan từ trong trứng cuồng vọng nhòm ngó lãnh thổ của Lưu Bị. Điều này giống với các cuộc tập trận trên biển Hoàng Hải gần đây của Mỹ và một số cường quốc khác trước cuồng vọng lãnh hải của Trung Quốc.
Kết cục Quan Vũ đã bị quân Tào đánh cho tơi tả. Do hiểu được cuồng vọng của Lưu Bị và mối quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ nên Tào Tháo đã không cho quân truy tới cùng mà nhường chiến công truy sát Quan Vũ, anh hùng nổi tiếng một thời cho Lã Mông, Phan Chương. Đám Trương Chiêu của Tôn Quyền cuối cùng cũng hiểu rõ nước cờ “ thí tốt” của Lưu Bị nên mới khuyên mang thủ cấp Quan Vũ nộp Tào Tháo nhằm mục đích vu vạ cho Tào Tháo. Tháo biết tỏng âm mưu này nên đã cho làm đám tang cho Quan Vũ còn hậu hơn, đình đám hơn những tướng lĩnh của mình khi chết trận...
Tóm lại cử Quan Vũ xuất binh đánh Uyển Thành là một “dự án cấp nhà nước” đã được Lưu Bị “lập trình phê duyệt” sẵn; Tào Tháo là “nhà doanh nghiệp” lớn nên đã xúc tác, “đầu tư cổ phiếu” cho “ dự án” này sớm được triển khai...
Mối quan hệ “kết nghĩa vườn đào thề cùng sống chết” của 3 anh em Lưu, Quan, Trương được người Trung Quốc nhắc tới nhiều suốt gần 2000 năm qua như một thứ khuôn mẫu về tình nghĩa thuỷ chung, sống chết có nhau của những con người cùng chí hướng. Qua những gì diễn ra trong mối quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ, theo chủ Blog này, thứ tình nghĩa “anh anh, em em” này chỉ tinh khiết ở chốn vườn đào, hoặc khi họ còn chung với nhau ở chốn lều tranh, khi đang cùng nhau trên đường thiên lý, đỏ lửa gian truân. Mỗi khi kẻ đã là vua và người đã thành tôi thì xin chớ có mơ hồ, ai an phận nấy. Ai không biết yên chỗ của mình, lộn xộn vượt qua giới hạn thì chỉ có thể nói chuyện với nhau bằng mạng sống...
Qua thân phận của Quan Vũ, người em kết nghĩa của Lưu Bị, hậu thế thấy được cái ngọn cờ giả nhân giả nghĩa mà Lưu Bị giương lên đó không chỉ đã che mắt, mê dụ được khối người đương thời mà còn làm cho biết bao bậc thức giả Trung Hoa gần 2000 năm nay vẫn còn xúm vào xây đền, đúc tượng...
Qua vở “kinh” kịch Quan Vũ bị giết ở Uyển Thành, hậu thế nếu nghiên cứu kỹ sẽ có điều kiện hiểu sâu thêm các “đại gia” thời Tam Quốc đã kết nghĩa đồng minh, đã chơi với nhau và đánh lộn nhau như thế nào...
Chắc các con cháu hậu sinh của những ông Lưu, ông Tôn, ông Tào này cũng chẳng kém hơn về dã tâm, về mưu mô quỷ quyệt nhăm đạt cuồng vọng bá quyền, tranh giành lãnh thổ, đất đai, hải đảo…
                               
                                ( Nguồn: PV Đào - VietNamNet…)

Anh là Phang Phập, hân hoan chào đón các bạn Phang Phập đơn giản là Phang rồi Phập không hề xoắn. Nào hãy cồng măng!! Creating Website

5 nhận xét:

Nông dân nói...

Bài phân tích phản ánh đầu óc chủ thớt chỉ có c@c với l@l.
Thuật ngữ của các em tuổi tin dành cho những kẻ như chủ thớt là: ngu mà tỏ ra nguy hỉm.

Công nhân cổ trắng nói...

Phang Phập cho rằng Lưu Bị chủ ý giết Quan Vũ, giống hành xử của Lưu Bang với Hàn Tín, nội điều này cho thấy Phang Phập còn phải đọc nhiều hiểu rộng ngẫm sâu hơn.
"Chim đã hết thì cung tốt phải cất, thỏ khôn đã chết thì chó săn bị nấu". nên nhớ trong câu này có 2 chữ: HẾT và CHẾT. Bối cảnh Lưu Bang là không còn đối thủ. Còn Lưu Bị thì Ngô Nguỵ cừu thù sừng sững. Lưu Bị dù (dù thôi nhé) có bản chất như Lưu Bang thì cũng không dại gì giết Quan Vũ tại thời điểm trên. Như thế chẳng khác nào tự chặt tay mình.
Bên cạnh đó, Kinh Châu là địa điểm chiến lược cơ bản, người quân sự bình thường cũng hiểu được chứ đừng nói là Lưu Bị. Tầm Lưu Bị chẳng ngu đến mức vứt Kinh Châu để giết Quan Vũ khi còn một đống cừu thù.

Unknown nói...

hao kiet anh hung luc nay chi nghi den dan vs nuoc nho la khi chet gia cat luong tra lai toan bo bong loc trieu dinh nhe! dang nay lai luong bong j hien dai qua

Nặc danh nói...

Anh NÔNG DÂN Phân Tích, Bình Rất Chuẩn...Bản thân Tôi không biết gì về Quân sự, Chính Trị, Mưu Lược vv...Nhưng Tôi cũng thấy như NÔNG DÂN về KINH CHÂU là VÙNG ĐẤT chiến lược mà KHỔNG MINH, LƯU BỊ " LAO TÂM KHỔ TỨ" khôngt biết bao nhiêu ngày đêm năm tháng? PHANG PHẬP hay thật, mưu lược xuất chúng...nhưng rõ ràng PHANG PHẬP là người không đọc HẾT CHỮ?"

Nặc danh nói...

Công nhân cổ trắng nói...chứ không phải NÔNG DÂN...

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Sông Hàn chỉnh sửa
Copyright © 2011. Phang Phập - All Rights Reserved
Template Modify by Phang Phập
Proudly powered by ĐĂNG NHẬP