Kính thưa các anh các chị, kính thưa toàn thể các bạn, tôi cũng như các anh các chị các bạn thật sự vui mừng chào đón một sự kiện có một không hai trên đời, một câu chuyện tưởng như hoang đường nhưng hoàn toàn có thật.
Chú rể đã chay tịnh một thời gian quá dài, đã lãng phí tài nguyên bản thân cho đến khi anh bước qua tuổi 35 và quên đi chức năng còn lại của cần tăng dân số thì lập tức giữa Sài gòn hoa lệ, có một bông hoa xinh đẹp vụt sáng lên với một tình yêu bất hủ vượt qua mọi giới hạn của không gian và thời gian đã kéo anh lại, trở về với thực tại anh ấy là một ”người đàn ông đúng nghĩa” trước sự hân hoan của bạn bè trên toàn thế giới.
Thưa các anh các chị, thưa các bạn Sài gòn mùa này trời thật đẹp, đẹp bởi những con gió nhẹ lay động hoa lá trên cành, đẹp bởi muôn tia nắng vàng trên quảng trường trung tâm của thành phố, nhưng đẹp hơn thế là gương mặt tươi thắm tràn đầy hạnh phúc trong của chú rể cô dâu thân yêu tay trong tay mà bao đêm cùng mơ ước. Từ đáy lòng chú rể đang ngất ngây trong hạnh phúc với bất ngờ lớn nhất trong đời, lòng trào dâng vui một niềm vui khó tả, những giai điệu êm ái của niềm hạnh phúc, những bản tình ca bất hủ trỗi dậy xâm chiếm tâm hồn anh, anh chỉ nhớ dường như nhạc sỹ chỉ viết cho riêng mình anh những bản tình ca lãng mạn.
Sài Gòn có gì lạ không em.
Mai em về giữa bến sông Lam
Em về giữa một dòng sông nắng.
Áo sương mù hay áo em.
Và như lời hẹn ước
Anh đã đón em về trong vòng tay hạnh phúc
Anh đưa em về ngõ nhỏ nhà anh
Anh làm thi sỹ.
Vâng, thưa các anh các chị, thưa các bạn, tình yêu là một đề tài muôn thủa tốn biết bao nhiêu giấy mực của thi nhân, ngày hôn lễ một lần nữa là minh chứng cho một tình yêu có thực trên đời, mọi giới hạn xung quanh đã nhòa đi, bao bọc khắp không gian là giai điệu dịu êm của tình yêu, là mênh mang niềm hạnh phúc. Đã có lúc họ tự hỏi, hạnh phúc là gì? và bây giờ hạnh phúc đối với họ chỉ đơn giản là họ nhớ về nhau, họ luôn cần có nhau trong cuộc đời này.
Tình yêu đã dẫn dắt họ vượt qua bao thăng trầm trong cuộc sống, vực nhau giậy sau những sóng gió vấp ngã, những điều tưởng chừng như đơn giản mà họ không hề nhận ra trước đó. Nhưng trên hết họ cần có nhau, cần có nhau mãi mãi không rời.
Thưa các anh các chị, thưa các bạn lời tỏ tình I LOVE YOU mà họ nói với nhau là lời từ đáy lòng của kẻ đang yêu theo những nhịp thở gấp gáp vội vàng, dịu dàng và sâu lắng, rất mãnh liệt từ những mạch nguồn cảm xúc yêu thương từ lâu chất chứa trong lòng.
Họ đến với nhau đơn giản vậy đó, như nước nguồn, như hơi thở, như những cơn mưa tưới tắm cho đất cằn khô. Có ai sống mà thiếu nước, có mảnh đất nào mà không cần tưới tắm bao giờ, có tình yêu nào thiếu cái lãng mạn của những cuộc hẹn hò trong buổi chiều nhạt nắng...Có lẽ thế, biết bao nhiêu tia nắng là bấy nhiêu lần trái tim họ thổn thức cồn cào vì nhớ nhung. Đơn giãn là bởi họ cần có nhau như niềm hạnh phúc trên cánh cửa thiên đàng, như một vòng tay ấm, ôm nhau qua mùa Đông buốt giá. Nhẹ nhàng và dịu êm họ mang đến cho nhau một tình yêu thật kỳ diệu, nhịp đập của mỗi trái tim bỗng rộn ràng hơn như dòng điện chạy qua bờ vai hơi thở, rung rung khắp nơi trên từng mạch máu làn da...dường như họ cảm nhận có nhau thật gần thật gần và thật sâu, sâu thẳm trong lòng nhau.
Tình yêu thật kỳ lạ, đau khổ, nước mắt, chia ly hờn giận rồi vẫn yêu vẫn nhớ.
Tình yêu như ngọn lửa làm tan chảy khối băng lạnh giá như sưởi ấm tâm hồn ai đó giữa biển trời cô đơn. Tình yêu như cơn mưa rào cuốn đi mọi phiền muộn âu lo mang đến những tia nắng ấm đầu tiên của những niềm vui mới, họ đã mang đến cho nhau một tình yêu như thế.
Và đó lý do xin viết bài điếu văn này tặng bạn tôi, với ngôn ngữ tử tế khác với phong cách thường ngày.
Tại biên giới Việt Khựa, có làng ko được chính phủ Khựa và Việt thừa nhận, họ toàn là đại gia Sài Thành, đại gia Quảng Ninh, Hải Phòng, tất cả các tỉnh thành khắp Việt Nam bị gom về đó... ở làng đó nhiều tỷ phú tuy gốc Khựa nhưng đã sống ở Việt Nam 10 đời, đã đóng góp rất nhiều cho quê hương Việt Nam, nhưng khi chiến trang Việt Khựa 17/2 năm 79 thì đã bị lùa về nước.... Họ bị Việt Nam đuổi, về Khựa ko được thừa nhận, từ tủ phú, họ trắng tay thành lưu vong ngay trên mảnh đất Khựa thần thánh....
—————-
“..Đôi lúc tôi nhận được tiếng thở dài của La Minh và nói: ‘Khi chưa có chiến tranh ai cũng biết Tổ quốc mình ở đâu, còn hôm nay chúng tôi không biết mình là ai’. Vinh nói theo:‘Giấc mơ lớn nhất của tôi, chỉ cần có được danh tính thân phận mình là ai’…”
Sau tám năm (19/2/1979 ─ 21/8/1987 ). Chiến tranh Việt Nam‒Trung Quốc khởi sự từ đó cho đến thời điểm này vẫn còn tiếp diễn trên những cao điểm, tiếng súng qua lại giữa Việt Nam và Trung Quốc không hề hứa hẹn thời gian đình chiến, bởi nhà nước Trung Quốc lấy quyết định dùng giải pháp súng đạn làm tiêu chuẩn cho ân oán nợ chiến tranh.
Trung Quốc ở thời nào cũng thế, mỗi khi có chiến tranh thường đem dân làm mộc-nhân và dùng lính làm biển người, do đó đã có những làng tị nạn Việt Nam mọc lên tại biên giới phiá Nam thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Tuy chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc chưa yên, thế mà chúng tôi mạo hiểm, lần đầu tiên đến địa điểm đã ước hẹn trước, sáng hôm ấy ngoài trời lành lạnh sương mù, đứng tại đầu lãnh thổ Việt Nam, năm xưa thuộc tỉnh Lạng Sơn của tổ quốc thân yêu. Cũng ở địa điểm quanh đây vào ngày 21/2/1979 xuýt nữa chúng tôi bỏ mạng, vùi thây dưới lòng sông Kỳ Cùng, bởi súng đạn của Trung Quốc càn quét sâu 40km vào tận lãnh thổ Việt Nam. Gây ra biết bao cảnh điêu tàn, thảm khốc, không thể nào điểm danh từng xác chết của người dân bản làng và dân quân sống tại biên giới Việt Nam, họ chết nhiều kiểu cách khác nhau, nào là trong trong rừng, khe núi, dưới suối, trôi bồng bềnh trên dòng song Các, sông Bình Nhi và đầu nguồn sông Hồng. Truyền thông Quốc tế gọi đây là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 3.
Mảnh đất này, trước đây là của Việt Nam, ngày này thuộc về lãnh thổ của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Chúng tôi đứng trên núi cao cách làng tị nạn Việt Nam 7 cây số, nhìn về xứ sở, quê hương ẩn hiện qua xưng mù, ký ức hồi tưởng nơi chào đời mà lần đầu tiên tự miệng biết gọi hai tiếng Mẹ‒Cha. Tuy đứng trên đất tổ mà lại thuộc xứ người làm sao không khỏi bồi hồi, xót xa, lòng xao xuyến và tự hỏi: Quê hương mình đang suy nghĩ gì về phần đất đã bị mất vào tay Trung Quốc hay có ý định nào trở mình không. Một câu hỏi trong ý thức hay vô tình sỉ nhục tôi, cũng có thể sỉ nhục lớn đối với chế độ đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đương thời!
Những năm trước 1987, nhà nước Trung Quốc quảng cáo đã chiếm lĩnh được của Việt Nam những phần đất biên giới có tầm cở chiến lược quốc gia, bộ máy truyền thông của Trung Quốc dồn dập lưu diễn tại Miến Điện, Kazakhstan, Nga, Mông Cổ và biên giới Trung- Bắc Hàn, họ đồng một luận giải theo ngôn ngữ đại Hán. “Chư hầu Việt Nam hiến dâng biên giới, Trung Quốc không từ chối”. Nay họ phối trí lại cơ sở hạ tần cấp Huyện, Xã tại biên giới hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây. Trung Quốc làm một công trình hợp pháp về lãnh thổ biên giới, lúc ấy Việt Nam âm thầm không lên tiếng, mặc nhiên công nhận dâng hiến đất liền biên giới cho Trung Quốc, cho nên Quốc tế không có lý do nào để chỉ trích Trung Quốc hay can thiệp cho Việt Nam. Theo báo chí và truyền thông Quốc tế cũng loan tải“1979 Việt Nam hiến dâng phần đất liền biên giới, hàng ngàn dặm cho Trung Quốc”.
Trung Quốc còn tuyên bố ngoại giao: “Đất liền biến giới phía Nam rộng thênh thang, có được hàng ngàn dặm nhờ Việt Nam mở rộng phong cách mới”.
Trước năm 1987 Trung Quốc có những hành vi bất lương, như báo chí Trung Quốc tung ra nhiều loạt các báo cáo chủ quyền về đường biên giới, lập danh sách đặt lại tên cho những dãy núi lớn, nhỏ không bỏ sót một quả đồi nào, lập danh sách địa danh mới và còn ghi rõ khí hậu biên giới. Họ tổ chức nhiều đơn vị biên phòng đi tuyên truyền cái nhân đạo của nhà nước Trung Quốc, đôi khi còn đột nhập vào thành phố ở biên giới Việt Nam và những ngôi làng nhỏ khuyến dụ dân làng làm tình báo cho họ.
Chúng tôi đang ở “Dòng nhà làng” tại nhà Họa sĩ La Minh, đến ngày thứ tư La Minh rủ chúng tôi đi thăm Lê Văn Vinh một người bạn cùng thời thơ ấu, Lê Văn Vinh hiện ở tại ngôi làng tị nạn Việt Nam có tên “Âu nhà làng”, lộ trình đường bộ khoảng 6km.
Lê Minh tay chỉ, miệng nói:
─ Âu nhà làng, lờ mờ bên núi xa xa, đó là làng của Vinh.
Thế mà chúng tôi phải trèo núi vượt suối gian nan mất hai giờ liền mới đến nơi, La Minh cho biết đi đường chim bay. Nếu đi đường Quan-Công thì mất 4 giờ. “Âu nhà làng” nằm trong thung lũng của khe núi Âu, tôi đã đi qua hai làng tị nạn Việt Nam quan sát thấy có một đặt điểm chung, họ nói nhiều ngôn ngữ khác nhau như Việt, Hoa và các sắc tộc biên giới, tuy nhiên tiếng Việt là ngôn ngữ giao thiệp chính, tại làng này có 1476 người tị nạn, còn “Dòng nhà làng” dân số đến 2574 người. Chúng tôi gặp nhau trong hoàng cảnh xúc động, có ai biết trước sự hy hữu của con nguời. Trái đất này không phụ tình người, nếu có quyết định thì nơi nào cũng đến và đi đều được cả.
Sau buổi cơm trưa, chúng tôi hàn huyên trăm ngàn chuyện cũ từ Sài Gòn đến Chợ Lớn, điểm qua bạn bè, thân thuộc, gia đình và kẻ sống ở đâu, người chết nơi nào, có những lúc Minh và Vinh xúc động khóc như trẻ thơ, vì Minh, Vinh đồng nạn nhân của năm 1975, như mọi người dân miền Nam Việt Nam, nhưng không ai hiểu thấu Minh, Vinh trải qua trắng sạch sự nghiệp và biến đổi cuộc đời bần cùng vào ngày 19/2/1979 giữa chiến tranh Việt-Hoa tại biên giới.
Trước đây Lê Văn Vinh nguyên là Cử nhân Hóa, phụ giảng Đại học Khoa Học Sài Gòn, nay là bác nông phu tại “Âu nhà làng” cư ngụ hay tạm trú trong núi rừng heo quạnh, không còn dịp trở mình, tuy nhiên chỉ còn hy vọng, ngày mai con cháu sẽ hơn cha mẹ.
Còn về La Minh, trước 1975 nguyên Giáo Sư trường Mỹ Thuật Gia Định và Bác Ái, chủ của một nhà in rất lớn tại đường Hồng Bàng Chợ Lớn, tranh của La Minh thường triển lãm tại Chợ Lớn, Hồng Kông và Đài Loan. Gia phả của La Minh đã 7 đời không còn gốc ngọn người Hoa, tổ tiên của anh từ chối cháo với chao và một chữ Triều châu cũng không ngưởi ra mùi Hoa. La Minh có mặt tại “Dòng nhà làng” do tính nghệ sĩ giang hồ xúi giục, sau 1975 anh lấy quyết định bỏ quê hương đi tìm đất hội họa Đài Loan, mượn lục địa Trung Quốc làm thuyền chở cả gia đình 7 miệng ăn và mang theo hết tài sản trên ba-lô.
Cuối cùng cả gia đình của Minh gặp phải nhiều bi kích, vợ, hai đứa con trai và một đứa con gái yêu quí nhất của Minh đều nằm xuống tại nghĩa trang. Minh xếp đặt cho con trai Cả bỏ làng đi Hồng Kông hơn một năm, còn lại hai đứa con trai nhỏ. Tôi cùng Minh ra nghĩa trang thắp hương cho chị Minh và các cháu. (Chương sau chúng tôi nói đến Nghĩa trang và Bỏ làng)
Lúc này tinh thần Vinh đã bình tỉnh lại và cho biết:
─ Hai năm trước giới quân sự cho xây dựng một đường chiến lược tuần tra biên giới thông qua các làng bằng những đoạn giao thông hào rất kiên cố. Cũng như các quan chức tỉnh Vân Nam, thường đưa phóng viên vào làng này để săn tin, họ nói: “Cuối năm 1970 đã có người Việt Nam trốn thoát vào Trung Quốc xin tị nạn, có vài người đã sống ở đây hơn 20 năm”. Lê Văn Vinh nói tiếp: “Những người sống ở đây hơn 20 năm, thuộc vào diện “hỗ trợ” chính là viên chức Tình báo chiến lược của quân đội Trung Quốc”.
Họ trà trộn vào đời sống ở đây, sinh hoạt như người tị nạn Việt-Hoa, Hoa-Việt và người dân tộc biên giới, vốn đã phức tạp về ngôn ngữ và sinh hoạt theo tập tục văn hóa từng bộ tộc để phân biệt và tìm hiểu về họ, mình phải có ít nhiều lý thú đi sâu vào sinh hoạt trong môi trường làng tị nạn Việt Nam, có thế mới khám phá được những ý đồ của nhà chức trách Trung Hoa.
Trước 1975 ở biên giới Việt-Hoa chưa hình thành làng tị nạn Việt Nam, thế nhưng cũng đã có vài trăm người tị nạn mang nhãn hiệu “hỗ trợ”. Họ xuất hiện bởi những tên gián điệp người Hoa, trước khia họ hoạt động tại miềm Bắc Việt Nam, sau khi nhà nước Hà Nội phát hiện họ bị trục xuất khỏi Việt Nam, kéo theo một hệ lụy từ chối công nhận người Hoa vào quốc tịch Việt Nam.
Người Hoa ở miền Bắc về lại Trung Quốc hóa thành nghịch cảnh, dù có công hay không đối với nước Trung Quốc hiện đại vẫn bị từ chối quyền công dân, nhà nước Trung Quốc không công nhận những đứa con của Tổ quốc trở về, người Trung Quốc chỉ thừa nhận họ là người tị nam Việt Nam dù đã sống ở Trung Quốc 20 năm.
Một nghịch lý khác sau 1975, có hơn một triệu người Hoa sinh ra và lớn lên tại miền Nam Việt Nam, đã 9 kiếp tổ tiên là người Việt vẫn gọi ôm mớ là người Hoa. Thời chiến tranh Trung Quốc dùng địch vận gọi mỹ danh “Hoa Kiều Việt Nam” khi Hoa Kiều Việt Nam trở về Trung Quốc lập tức được công nhận “Người tị nhận Việt Nam” hai chữ “Hoa Kiều” hết giá trị, hiện nay trong làng nói tiếng Việt hơn 75%.
Đôi lúc tôi nhận được tiếng thở dài của La Minh và nói: ” Khi chưa có chiến tranh ai cũng biết Tổ quốc mình ở đâu, còn hôm nay chúng tôi không biết mình là ai..”.
Vinh nói theo:“Giấc mơ lớn nhất của tôi, chỉ cần có được danh tính thân phận mình là ai”.
Chúng tôi hỏi Vinh:
─ Hiện nay bạn đang làm việc gì để sống và có những dự tính nào cho tương lai không?
─ Tôi vẫn lẩn quẩn công việc trang trại trong làng và lao động phụ cho công trường trồng cây Bồ Đề và Bạch Đàn, chỉ đủ nuôi cái miệng, còn đâu suy nghĩ tương lai, nếu có tiền tôi đã bỏ làng ra đi rồi, dù biết rằng không có chứng minh nhân dân cũng phải liều.
Lê Minh mặt trầm, đôi mắt hướng ra sân làng như đang thất vọng nói:
─ Tao và mày cũng như tất cả mọi người ở trong làng, không ai muốn ở đây, đi ra ngoài mới thấy không gian sống, nhưng không có chứng minh nhân dân ở đây như lao tù.
Vinh cho biết:
─ Chính phủ Trung Quốc chỉ công nhận họ là “người tị nạn Việt Nam”, không công nhận họ là công dân Trung Quốc. Do đó 214 làng dọc theo biên giới, vì không có quốc tịch Trung Quốc, không có bản sắc, chúng tôi sống trong vòng tròn nhỏ của làng, sống trong sự cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Đối với những người tị nạn, muốn đi xa để làm việc, trước nhất mua một ID giả hoặc thẻ ID với giấy phép cư trú tạm thời của người khác nhằm đáp ứng việc kiểm tra an ninh. Nếu không phải người dân Trung Quốc, chẳng có chứng minh thư, nhỡ đụng đến công an Trung Quốc là xanh mặt.
Đề cập đến đời thường của người tị nạn, có vẻ Minh và Vinh xúc động và nhạy cảm, sau một lúc im lặng ngắn ngủi, mới bắt đầu nói chuyện, các bạn tôi thường hỏi tình hình thế giới bên ngoài, nhất là những câu hỏi về hôn nhân và đất nước Việt Nam hôm nay.
Con trai của Vinh cho biết:
─ Người ta nói rằng sẽ vào làng tuyển một số nữ trẻ đi làm việc xa nhà, nhưng không đi lâu dài. Tại sao không tuyển Nam mà lại Nữ, phải chăng người Trung Quốc muốn Nữ giới ra khỏi làng bằng cách hôn nhân, nhưng người ta không biết luật pháp về quốc tịch, nó chỉ có giá trị cho thế hệ sau ( Mẹ vẫn tị nạn Việt Nam, đứa con mới là công dân của Trung Quốc ) nói chung thế hệ này vẫn tị nạn muôn năm.
Chưa hết có một quân nhân biên phòng tại Huyện cho biết: “Quốc tịch con cái của họ còn tùy thuộc vào sở hữu của những người tị nạn. Kết quả cho thấy chính sách này ưu đãi một cô gái tị nạn kết hôn với người đàn ông Trung Quốc và nếu các cô gái Trung Quốc kết hôn với một người tị nạn, trẻ em của họ vẫn theo cha làm “người tị nạn”. Đây mới chính là kịch trường làm người tị nạn, cô gái kết hôn với người bản xứ được đi ra ngoài làng và tất nhiên người trai như con không thể tìm thấy đối tượng.
Chúng tôi tự động bảo nhau, lùi sâu vào trong nhà và nói chuyện bằng tiếng Hoa, bởi từ xa có những cái đầu lú nhú ở dưới núi đi lên, đó là những bộ đội biên phòng địa phương, họ đi tuần tra biên giới, tôi và Minh hiểu ý của Vinh.
Vừa thấy những tên biên phòng đi qua nhà, họ ăn to nói lớn, đó là cá tính của người Hoa miền núi, tiếng Quan thoại ồn ào: “1979 nhà nước ta qui động trên 370.850 người tại các làng tị nạn Việt Nam, tham gia lập giao thông hào và bảo vệ chiến lũ, người tị nạn có động lực cao vì họ muốn hội nhập nhiều hơn vào thế giới bên ngoài làng, thậm chí họ còn ghi danh gia nhập bộ đội biên phòng, đó cũng là một lý lẽ phù hợp với “Luật Quốc tịch Trung Quốc” thực ra các quy định này chưa trao cho người tị nạn Việt Nam”.
Thời gian qua mau, nói chuyện ngày xưa chưa hết lời, đã 5 giờ chiều, tôi và La Minh xin chào tạm biệt Vinh, hẹn hôm nào gặp lại, Vinh nói:
─ Tao đề nghị 5 ngày nữa tập hợp bạn cũ tại nhà Minh, lấy cớ làm giỗ chị Minh, có thế thằng Tâm mới hội ngộ được thằng Đào, thằng Tùng, con Châu, con Ái, con Liên và chị Trang.
La Minh khẻ nói:
─ Vinh đề nghị quá hay, nhưng ai tiến hành đi loan tin.
Vinh không suy nghĩ liền nói:
─ Khi tao đề nghị thì phải thực hiện công tác này.
La Minh hỏi lại:
─ Năm ngày mà mày làm cách nào mời hết được bạn bè, hai nữa chúng nó ở rất xa.
Vinh khẳng định như đinh đóng cột :
─ Thì tao mời theo thuật bắng tên, hiện nay những làng tị nạn Việt Nam, tạm thời rải rác theo chiều dài và rộng 1350km đường biên giới do Trung Quốc chiếm được của Việt Nam vào năm 1979. Từ biên giới của Vân Nam đến Quảng Tây giáp đối diện năm tỉnh Việt Nam gồm Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, không có khó đâu, hãy an tâm, tin tao.
Tôi cùng Minh chào Vinh, hẹn năm ngày sau tái ngộ. Chúng tôi đi theo triền núi về làng “Dòng nhà làng”, trên đường đi Minh cho biết nhiều vấn đề của người Việt tị nạn tại Trung Quốc, tôi chú ý nhất là chuyện Trung Quốc tham nhũng tiền bảo trợ của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc phụ trách tị nạn (UNHCR) cho làng tị nạn Việt Nam:
─ Nhà chức trách Trung Quốc dã tâm và lưu manh lấy hết tiền bảo trợ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn thành lập một nhóm dữ liệu báo cáo giả trước (UNHCR) đại khái nội dung: “Từ năm 1978, chính phủ Trung Quốc trong tinh thần nhân đạo đã tiếp nhận 30 triệu người tị nạn Đông Dương vào Trung Quốc. Con số lớn như vậy mà không thấy người. Riêng 214 làng tị nạn Việt Nam, dù cho đào mồ cuốc mả tính luôn cả người sống lẫn ngưới chết trên đầu núi, dưới lòng suối cũng chỉ có 1,6 triệu người.
Tôi tiếp tục lắng nghe, Minh nói một sự kiện khác:
─ Nhóm dữ liệu Trung Quốc còn báo cáo hồ sơ giả tạo khác: “Hiện nay Trung Quốc đang quan tâm đến làng sóng tị nạn, chủ yếu là năm 1978-1979, Trung Quốc đang thúc đẩy Việt Nam chặn đứng người tị nạn từ Việt Nam tràn qua Trung Quốc”. Thực tế người Việt tràn ra biển Đông, chứ không bao giờ tràn qua Trung Quốc, thà chết dưới chế độ tự do dân chủ đa nguyện còn hơn sống dưới chế độ cộng sản Trung Quốc, chỉ có những hệ lụy và vâng lời Trung Quốc đỏ mới ra thân danh vô Tổ Quốc. Trung Quốc còn bịp bợm hơn, tuyên bố cho hồi hương người tị nạn Việt Nam về cố quốc. Mặt trái khác cộng sản Việt Nam và cộng sản Trung Quốc cư xử với Hoa kiều hay Việt kiều không công bằng, khi còn chiến tranh Hoa kiều là cái kho kinh tế, một ngân hàng lưu trữ tài chánh cho hai đảng cộng sản Việt-Hoa. Hết chiến tranh Hoa kiều hay Việt kiều trở thành thứ phế thải bỏ vào thùng rác không tái sinh!
Trung Quốc và Việt Nam đang chơi một ván cờ, dùng người tị nạn Việt Nam trả giá quân cờ Hồi-hương theo chương trình của UNHCR, đây cũng là một cách chơi khăm của Trung Quốc đối với Việt Nam, mà không mang tiếng với Quốc tế, nhân dịp này biến lực lượng quân đội Trung Quốc thành người tị nạn hồi hương, chủ yếu xâm nhập hợp pháp vào Việt Nam. Trung Quốc đã chuẩn bị từ trước có cả danh sách địa chỉ định cư và họ gạt bỏ ra bên lề đường không nói tới tên họ người tị nạn Việt Nam, thế là họ vĩnh viễn sống tại biên giới.
Theo chiến lược của Trung Quốc, họ đã bắt đầu cho bộ đội trẻ thay áo mới dân sự, mang nhãn hiệu người tị nạn Việt Nam, họ sẽ là người Việt Nam giấy nằm vùng trong lòng Việt Nam chờ thời cơ biến thành vũ khí của Trung Quốc.
Tôi nghe tin này khá lý thú liền hỏi:
─ Tin này có thực chứ và Minh lấy nguồn tin này ở đâu?
─ Trung Quốc rất nhiều ma giáo, nhất là chính trị, trước khi tạm cư trong làng, người tị nạn Việt Nam phải viết một bản tự khai, không từ bỏ một ai, và Minh có dịp hiện diện tại chiến trường với nhiệm vụ vẽ những bản đồ tiến quân của Trung Quốc, mỗi ngày tiếp cận với giới chức quân đội và dân sự. Đôi khi còn nghe tướng Lữ Chính Thao (Lu Zhengcao) tự hào về cuộc chiến tranh này.
Tôi và Minh về đến “Dòng nhà làng”. Tiếp tục thấy cảnh chịu đựng khốn cùng của dân làng, tôi thấy những túp lều đã cũ, bao quanh bằng phên nứa, nay đã rò rỉ tồi tàn và ẩm ướt, bếp lửa lạnh khói, chỉ cần một cơn mưa là ngập “Dòng nhà làng”. Trong nhà La Minh trên rách có treo vài tranh ảnh Sài Gòn và Chợ Lớn.
Như mội ngày, đến bửa cơm, tôi dùng từng bát cơm trộn với ngô luộc, hỏi ra mới biết cả làng ba bữa một ngày hầu hết mọi người như thế cả!
Làng tị nạn Việt Nam không có bệnh xá, khi dân làng đau nặng chỉ chờ chết, bệnh nhẹ lấy cây cỏ ngoài đồng ruộng hay rừng làm thuốc trị liệu. Ngoài nghĩa trang số cột bia mộ, tương đương với số dân trong làng !
Huỳnh Tâm Paris 15/12/2011
* Bài viết ghi lại những sự kiện trong chuyến đi đầu tiên đến Vân Nam Trung Quốc, ngày 21/8/1987, nhưng đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị thời sự của nó.
Để đó gã sẽ biên sau về làng người đẹp lai Pháp ở Tây Nguyên mà gã đã từng qua và xao xuyến bởi ở đại ngàn có làng người đẹp cao ráo mũi cao mắt xanh như vậy ở đại ngàn, hậu duệ của bọn Pháp mũi lõ một thủa lịch sử...
Đó là nơi mà Pháp đã để lại một tộc người cực đẹp về sau, mắt xanh, mũi cao và thuộc dân tộc Việt Nam
Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Sì Gồng 231km, cách Cần Thơ 62km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Sóc Trăng người Khơ-me và người Hoa chiếm đa số, đâu như tầm 60% gì đó, anh không nhớ nữa, dưng quan trọng mẹ gì nhở, ở đó ngôn ngữ Việt vẫn là ngôn ngữ chính cơ mà. Thôi mào đầu thế đủ rồi, giờ anh đi vào 4 phần chính cho dễ hiểu.1. ĂNĂn thì bọn Ba-ke mà vào đây ăn thì phải nhớ, Sóc Trăng là nơi ăn ngọt nhứt 13 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, cái đéo gì cũng đổ ục một đống đường, anh thì quen mẹ rồi, ngọt - mặn-đắng-cay anh chả ngại món gì, có chăng trừ cứt và lá ngón anh đéo ăn được thôi. Nên vào đây có 1 quán ăn nó chuyên nấu cho bọn Ba-ke và khách vãng lai ăn cũng được, yêu cầu nó không cho đường thì nó không cho đường ngay, quán này nằm ở 67 Yết Kiêu - Hùng Vương - P6 - TP Sóc Trăng - Sóc Trăng, đối diện tượng đài TP.Nó đâyQuán nhậu Sóc Trăng cũng chỉ có chỗ đó là anh ăn tạm thôi, còn muốn ăn cháo Dơi và uống tiết Dơi thì có 1 quán nho nhỏ ở phố nho nhỏ dưng toàn xe ô-TÔ các tỉnh đổ về măm cũng đông, mấy năm gần đây, ít Dơi với TP cấm nhiều quá nên muốn ăn phải đặt, nếu có nhu cầu PM cho anh, anh đặt hộ cho, ke ke ke, ăn ngon ra phết.Buổi sáng khó măm thì đi măm Béo nước lồn à quên Bún nước lèo cũng gần đó, ngon và lạ miệng
Có mỗi mấy miếng thịt nướng, cá thuộc, cá nướng, Tôm thêm ít ra và nước dùng (nước lèo) thành Bún nước lèo.
Đêm nhậu xong vẫn khó ngủ thì đi bộ ra cổng khách sạn, nướng mấy con khô mực bú dăm lon bia là về ngủ ngon ngay và luôn. 2. NGỦ Ngủ thì theo anh cứ vào khách sạn Tín Hòa to nhứt Sóc Trăng mà ngủ, phòng cũng hạt dẻ, có tầm 300-800k/phòng, lại vừa mới xây còn sạch và mới, lại có ăn sáng chả tiện bỏ mẹ ra ấy nhỉ. Địa chỉ là 20 Lê Duẫn- TP Sóc trăng thì phải, còn không thì vào Khách sạn Ngọc Sương ngay đường QL, có cả Bể bơi, mat-xa luôn.
3. SINH LÝ-ỈA À, vấn đề này thì Sóc Trăng không ổn lắm, giá đổ đồng là 500k/lượt/1em dưng anh không đảm bảo về chất lượng đâu nhá nhá, các ẻm ở đây vừa đen vừa xấu, chỉ có vậy thôi. Còn muốn ngon thì lên Cần Thơ cách Sóc Trăng có 60 km à, đúng thủ phủ luôn, lại là người phi công không bao giờ bị bắt, thoải mái con gà mái.
Còn khó ở thích gần gũi với thiên nhiên ở miền Sông nước thì ra ngủ bờ bụi như anh nầy, đủ cả 4 món luôn. Từng dãi nhà cấp 9 nối đuôi nhau thẳng tắp.
Anh hai thử ngó vào bên trong xe có hay không??????
À, thì ra có cái võng và chiếc chiếu cùng 1 cái quạt đủ chỗ cho 2 người nằm
Anh hai không mần đâu, ra ngoài bú cốc nước dừa vừa ngon vừa mát nhẽ thích hơn
Ngày xửa ngày xưa, lâu lắm rồi, có lần đi chơi với bạn gái mới quen, ẻm hỏi tên gì, tính mình nghịch ngợm tếu táo cầm tay em chỉ vào mồm đọc trên TU rồi kéo tuột xuống công trình phụ bảo dưới ẤN. Chưa kịp nói gì em tát mình phát nổ đom đóm mắt... nhảy phắt ra khỏi quán lặn không sủi tăm. Ơ,dcm... clgt... anh nói thật mà, tộ sư.
Mình chả thèm giải thích, sau có dịp gặp lại, em mới biết mình tên TUẤN = trên TU + dưới ẤN, em cười phớ lớ như Phèo gặp Nở ở lò gạch năm nao, tình cảm dạt dào theo thời gian.
Thời gian sau theo quy luật triết học đại cương lượng đổi chất phải đổi, sống chung nhà với nhau, ẻm bảo muốn trên ẤN dưới TU cơ.
(Người mẫu Nam -Nữ Khựa mặc bikini hình quốc kỳ biểu riễn thời trang)
Anh không xem mấy chương
trình ba lăng nhăng trên triền hình bao giờ, thi thoảng xem đôi bộ fin hành
động rồi đi ngủ, hôm nay xe ôm không đắt khách, ngồi đọc báo online thấy rất
nhiều người có cả các nhà nghiên cứu đại trưởng cự của ngành văn hóa lên án
việc F BANK sử dụng khăn Piêu đóng khố để diểu riễn trong chương trình hát hò
rất chi nà kịch niệt, rồi là phản văn hóa, rồi là coi thường cả một Tông dật xứ
mình vân vân và vân vân.
Sự thật thì việc trên có
đáng vậy không, theo quan điểm của anh thì không đáng ồn ào vầy đâu, có cái
khăn đóng khố đó, nhiều người biết rằng tông dật Thái có cái khăn Piêu, mai
đây, nhiều du khách tò mò tìm lên các bản của người Thái hơn, họ sẽ mua nhiều
khăn phiêu hơn, bán hàng được nhiều hơn, cả bản giàu hơn, thu nhập cho
vùng đó cao hơn, anh nghĩ đó là cái được, cái lợi vô hình không mất tiền quảng
cáo PR, thế mà không ai nhìn ra, lại hùa theo các bác già hói chiên nghiên cíu
văn hóa adua a tòng đi phê phán ban nhạc đó thì anh không chấp rồi... Cái khăn
của một Tông dật đóng khố anh thấy đẹp chứ có chi mà lên án nhẻ, đến cái quốc
kỳ biểu tượng của một quốc gia, có ý nghĩa và giá trị hơn cái khăn nhiều lần,
ấy thế mà được lấy làm cả Bikini 2 mảnh một mảnh bịt Lờ…một mảnh bịt Vờ…rồi
chụp ảnh quay phin lên truyền hình có ai phản đối đâu.
(Ảnh người mẫu mặc Bikini Việt chộp ảnh cổ vũ Uôn-cắp)
Anh lấy ví dụ luôn cho dễ
hình dung nhá: Ảnh 1 đầu tiên là hình ảnh trong một cuộc thi người mẫu, người
mẫu Khựa cả Nam lẫn nữ lấy quốc kỳ làm cái bịt c…, bịt l…, bịt v… trực tiếp
luôn rổi tăng tung nhảy múa. Nhẻ cái quốc kỳ của một quốc gia hông có ý nghĩa
bằng một cái khăn của cả một tông dật à…Ảnh 2 là ảnh 2 người đẹp lấy cờ
Việt làm luôn áo tắm rồi tung tăng chộp ảnh cổ vũ cho Uôn-cắp đận rồi
đấy, có ai có ý kiến gì không. Đó là anh mới nói hai nước anh em Khựa Việt, chứ
bên xứ cờ hoa Mẽo và Âu Châu xa xôi thì việc này thường xuyên, anh thấy tuyệt
đẹp chứ hông thấy xấu đâu cả. (Ảnh3)
(Ảnh 3 người mẫu xứ cờ hoa)
Đó là anh chưa thèm nói
cái khăn đóng khố kia có phải là khăn Piêu do người Thái dệt không, hay là thổ
cẩm có hoa văn tương tự khăn Piêu và được các bạn Khựa dệt bằng máy công nghiệp
bên kia biên giới với thời gian tính bằng phút và mang sang bán ở các cửa hàng
liu niệm Việt với giá thành rẻ chỉ bằng 1/20 chiếc khăn Piêu do tông dật Thái
làm nên. Nên nhớ một cái khăn Piêu xịn làm ra từ khâu nguyên liệu nhuộm màu, nhuộm chỉ
đã mất 3 tháng, công dệt từ 15-30 ngày đó nha, mất nhiều thời gian và tốn công sức nhẻ, nếu đúng giá thành, một cái khăn Piêu hàng hịn tầm đôi triệu đổ lên, còn cái khăn trong hình chỉ tầm 100-150k/cái, ở nhà anh có đôi cái anh mua khi đi vào các bản. Liệu đã ai kiểm chứng rõ ràng để
kết luận khăn Piêu này do người Thái làm ra chứ không phải các bạn Khựa sản xuất công
nghiệp hàng loạt. Thế mà các bác già hói điều nghiên văn hóa lão làng mới nhìn bằng mắt thường đã phán
ngay và luôn đó là khăn Piêu của người Thái, tài đến thế là cùng, dcm, anh nể các bác quá.
Nói gì thì nói, cái gì luật không cấm thì cứ thế mà làm, một đất
nước tân tiến thì sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, luật pháp Việt
nó không cấm lấy cái khăn biểu tượng của một xứ Tông dật làm cái khố quấn
người, đến quốc kỳ cũng chưa có Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư cấm sử
dụng làm Bikini chứ nói gì đến cái khăn làm khố. Anh tuy làm xe ôm dưng có hiểu
biết tý luật pháp nên anh dẫn luật cho dễ hình hiểu. Điều 276 Bộ luật Hình
sự năm 1999 có quy định về Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy như sau: Người
nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Theo các Thông tư hướng
dẫn hành vi xúc phạm quốc kỳ, quốc huy, nó được thể hiện bằng một số hành vi cụ
thể như sau: Hành vi đốt, xé, bôi bẩn, vẽ bậy lên quốc kỳ, quốc huy, đập phá
quốc huy, sử dụng quốc kỳ, quốc huy để làm những việc mang tính xúc phạm biểu
tượng thiêng liêng của quốc gia, dân tộc. Cho nên hành vi lấy quốc kỳ làm
Bikini không được cho là hành vi xúc phạm mà có thể được cho là hành động quảng
cáo cho quốc gia đó.
Còn Luật của Khựa cũng rất rõ ràng, bọn Khựa nó có hẳn Luật cờ quốc
gia, điều 18, ghi luôn “Cờ quốc gia và
thiết kế của nó không được sử dụng cho các nhãn hiệu và quảng cáo, nó sẽ không
được sử dụng trong các tang lễ tư nhân” và Điều 19 "Tại nơi công cộng, cố
ý đốt, xé bỏ,các hành vi xúc phạm quốc gia trên cờ của Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong một trường hợp ít nghiêm trọng,
người vi phạm sẽ bị bị giam giữ trong 15 ngày." Đấy thấy hông, không cấm
thì cứ làm, đừng hỏi, bỏ qua mấy bác già hói nghiên cíu văn hóa ở sa lông phán
bừa đê cho anh.
Tiện anh nói luôn, các
bác già rất hãm, các bác ngồi nghiên kíu nhiều cái nói xin lỗi là léo ngửi
được. Đầu tiên là Quốc Phục, đã
được Bộ Văn Thể Du duyệt lấy áo dài cho cả lam nẫn lữ làm quốc phục. Anh hỏi là
áo dài xuất hiện ở Việt tự lúc nao, có cả bốn ngàn niên nay chăng, hay là có cả
dăm trăm niên nay, đỡ mất công thì anh xin thưa luôn là áo dài Việt chỉ mới
xuất hiện ở thế kỷ 20, tầm đầu thế kỷ, hùi xưa anh xem chương trình nghiên cứu
gì trên tivi thì nhớ vầy, dưng chính xác đấy, trước đấy là áo dài khăn
đóng theo kiểu Khựa là đối với tầng lớp trên, còn tầng lớp bần nông dư anh thì
chơi quần buộc dây cởi trần mùa hè, mùa đông thì khoác thêm lớp áo tơi, nữ thì
cũng vậy, tất cả mẫu theo kiểu Khựa chứ nguyên bản thủa xa xưa thì khác gì Tông dật đâu,
đóng khố cởi trần đi chân trần trên cát, dưng các bác lấy quốc phục lại chơi nguyên
bản là áo dài cả nữ và nam theo anh là không đúng tẹo nào, nếu quốc phục thì
phải chơi bản thời vua Hùng thì mới chuẫn nhẻ.
Tiếp theo đến quốc hoa,
hoa sen lại được chọn, hoa sen thì khi các bác xét thì Việt có được bao nhiêu
hồ sen, ít lắm đếm trên đầu ngón tay, có mấy đâu, theo anh hoa sen không hạp
bằng hoa tre, tre thì ở nước Việt chỗ nào vùng nào cũng có, giờ tuy không
nhiều như trước dưng cũng nhiều hơn sen là chắc. Hoa tre là biểu tượng
chiến thắng cho nước Việt ta từ thời Thánh Gióng, cho đến khi đánh đuổi Pháp
Mẽo xâm lược, đi cả vào trong thơ văn là biểu tượng chiến thắng của cả một đất nước từ ngàn đời xưa:”… chuyện ngày xưa đã có đã có bờ tre,
thân gầy guộc lá mong manh mà sao nên lũy nên thành tre ơi, ở đâu tre cũng xanh
tươi, cho dù đá sỏi đất vôi bạc màu, có gì đâu, có gì đâu…” Mà tre có cái hay
ho dễ làm biểu tượng là cả vòng đời tồn tại trong 50-70 niên chỉ ra một lần
hoa, lần ra đầu tiên và cũng là cho lần ra cuối, ra hoa đẹp cho đời xong thì
cây tre sẽ gục ngã già héo và kết thúc liệt oanh. Đấy, nếu phân tích ý nghĩa cao
đẹp ngoài yếu tố lịch sử thì còn đẹp hơn hình tượng GẦN BÙN MÀ CHẲNG HÔI TANH
MÙI BÙN dăm boong phỏng.
Rồi cái quốc cuối cùng
các già hói đòi lấy nước mắm và phở làm quốc ẩm thế mí tài, phở thì do người
Nam Định mang lên kinh kỳ bán rong đâu đó đầu thế kỷ thứ 19 rồi lan sang cả
nước và khắp 5 châu 4 bể, còn nước mắm thì cũng trước đó có một ty chứ mấy.
Nước mắm thì mùi nặng và hôi làm biểu tượng cho người Việt cũng được, bây chừ
trong mâm cơm người Việt ít khi thiếu chứ cách đây hông xa lắm, tầm thời anh từ
dững năm 1970 đến 198x thì nói thật, anh léo biết nước mắm nó là cái vị gì, mà
không phải anh, rất rất nhiều người sống ở thời kỳ đó léo biết vị nước mắm là vị
gì luôn, thề léo phét, khắm lặm, hôi rình, nhạt nhòa hay đăng đắng…Riêng anh,
anh nhớ mãi hình ảnh nước mắm của nhà anh vừa đắng vừa mặn chát, được chế bằng
ít cháy rang đen xì rồi giã ra pha với muối trắng, ấy thế mà cũng thành nước
mắm lâu phết đấy chứ đùa. Nói thế để thấy lịch sử nước mắm và phở cũng giống
như quốc phục mới tồn tại cách ta không xa lắm, không hiểu các bác điều nghiên
kiểu gì đòi lấy làm quốc ẩm cho nước Việt thì anh thật, các bác coi thường nhau
quá. Muốn làm quốc ẩm thì lấy luôn bánh chưng là đẹp nhất, vừa có lịch sử, vừa
là món không thể thiếu trong mỗi dịp lễ lạt mâm cỗ Tết cúng tiên tổ. Lịch sử
của bánh chưng được lịch sử ghi nhận và cũng đem vào sách vở, có từ thời vua
Hùng khi Linh Lang biết làm món ăn này để dâng cúng lễ.
Thôi, dài dòng là bệnh
của anh, dưng kết luận lại là hành vi lấy khăn Piêu làm khố không có gì là quá
đáng và phản văn hóa, hành động đó còn đáng được biểu dương vì qua đó giúp khăn
Piêu nổi tiếng hơn trước rất nhiều, thế nhẻ.